Để đảm bảo cho chất lượng của quốc phòng pháp luật hiện hành nước ta đã đưa ra các quy định về đội ngũ chuyên môn kỹ thuật trực tiếp tham gia sản xuất, sửa chữa trong các nhà máy, xí nghiệp và được gọi là công nhân Quốc phòng.
Mục lục bài viết
1. Công nhân quốc phòng là gì?
Trên cơ sở quy định của
Dựa trên căn cứ quy định tại Điều 2
Đồng thời dựa theo quy định khoản 2 Điều 3
Thứ nhất, sau khi trở thành công nhan quốc phòng thì chủ thể này cần phải thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở sản xuất, sửa chữa, cải tiến và bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, bảo đảm, phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
Thứ hai, ngoại việc thực hiện các công việc liên quan đến vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự được hoạt động tốt và phục vụ sãn sàng chiến đấu thì công nhân quốc phòng còn phải thực hiện nhiệm vụ khác của Quân đội.
Thứ ba, công nhân quốc phòng không giống như các ngạch khác ở trong quân đội mà đối với công nhân quốc phòng thì phải thực hiện nghĩa vụ của người lao động, chấp hành kỷ luật, nội quy lao động theo quy định.
Từ quy định nêu trên, có thể thấy công nhân quốc phòng được quy định phải là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ. Bên cạnh đó thì pháp luật cũng có quy định về đặc điểm nhận dạng công nhân và viên chức quốc phòng trên giấy Chứng minh được quy định tại Khoản 2 Điều 4
2. Quy định chế độ tiền lương của công nhân quốc phòng:
Trên cơ sở quy định tại Điều 36 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 nêu rõ, tiền lương của công nhân quốc phòng được xác định theo trình độ đào tạo, chức danh, vị trí việc làm phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của Quân đội là ngành lao động đặc biệt.
Theo đó, tại Nghị định 19/2017/NĐ-CP quy định chế độ tiền lương của công nhân quốc phòng và chế độ phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng đã phân loại cụ thể đối tượng này:
Thứ nhất, loại A gồm 02 nhóm được sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu cầu trình độ mà công nhân quốc phòng đó được sắp xếp.
Nhóm 1: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu cầu trình độ đại học thực hiện sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật quân sự, nghiên cứu viên các ngành, nghề và chuyên đề;
Nhóm 2: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu cầu trình độ cao đẳng thực hành sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự; Cao đẳng viên thực hành các ngành, nghề, chuyên đề;
Thứ hai, loại B Bao gồm kỹ thuật viên vũ khí, khí tài quân binh chủng, ngành quân khí; kỹ thuật viên các ngành, nghề, chuyên đề;
Thứ ba, loại C: Công nhân quốc phòng có chứng chỉ sơ cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng thực hiện các công việc tại cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, bảo đảm phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác.
Như vậy, do quy định về công nhân quốc phòng không giống như các ngạch khác làm việc trong Bộ quốc phòng cho nên việc pháp luật hiện hành này đưa ra các quy định về chế độ nghỉ hưu và lương thưởng cũng đặc biệt khác so với các quy định thông thường khác. Đối với mỗi công nhân quốc phòng được sắp xếp ở một vị trí công việc tùy theo trình độ học vấn và kinh nghiệm trong quá trình làm việc của các công nhân quốc phòng này được quy định khác nhau.
Căn cứ
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó:
– Hệ số lương của công nhân quốc phòng được nêu cụ thể tại Bảng 6 ban hành kèm Thông tư 79;
– Mức lương cơ sở hiện đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 38). Từ 01/7/2020 trở đi, mức lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng (theo Nghị quyết 86).
Hạn tuổi nghỉ hưu đối với công nhân và viên chức quốc phòng là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ. Như vậy, nếu quân đội không còn nhu cầu sử dụng và không bố trí sử dụng thì người này đủ điều kiện được nghỉ hưu theo quy định tại Điều 34 Khoản 1 Điểm c. Cụ thể được hưởng chế độ trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi khi thuộc diện dôi dư biên chế ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Quân đội có quyết định giải thể, sáp nhập, rút gọn, hạ cấp độ tổ chức, chuyển đổi mô hình hoạt động dẫn đến giảm số lượng mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng hoặc không bố trí được vị trí công tác mới. (Điều 5
3. Quy định về hưởng chế độ trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi:
Cũng theo quy định tại Khoản 3 Điều 5
Một là, Trợ cấp ba tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi, được tính theo công thức sau:
Tiền trợ cấp tính cho thời gian nghỉ hưu trước tuổi quy định = Số năm được trợ cấp (tính theo thời gian nghỉ hưu trước hạn tuổi quy định) x 03 tháng x Tiền lương tháng bình quân
Hai là, Trợ cấp năm tháng tiền lương bình quân cho 20 năm đầu công tác. Từ năm thứ 21 trở đi, mỗi năm trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình quân, được tính theo công thức sau:
Tiền trợ cấp cho số năm công tác = {5 tháng + [(tổng số năm công tác – 20 năm) x 1/2 tháng]} x Tiền lương tháng bình quân
Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật hiện hành của nước ta đã quy định về vấn đề quản lý và sắp xếp công việc và những quyền lợi và nghĩa vụ mà côn nhân quốc phòng phải tuân theo là rất chặt chẽ và phù hợp với đặc tính của công việc này.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015
– Nghị định 19/2017/NĐ-CP quy định chế độ tiền lương của công nhân quốc phòng và chế độ phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng