Công nghiệp hóa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, trong đó có xây dựng và phát triển công nghiệp chế biến. Vậy công nghiệp nước ta hiện nay chuyển dịch theo hướng?Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Công nghiệp nước ta hiện nay chuyển dịch theo hướng?
A. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến
B. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác
C. Tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp
D. Giảm tỉ trọng các sản phẩm cao cấp
Đáp án: A
Công nghiệp nước ta hiện nay chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. Cùng với đó là giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác. Theo đó, việc tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến của công nghiệp nước ta theo hướng phù hợp hơn với yêu cầu thị trường, có vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bởi thị trường luôn có sự vận động thay đổi.
Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác là một trong những xu hướng chuyển dịch cần thiết, bởi vì ngành khai thác nếu như phát triển nhiều thì sẽ suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo đó thì cần tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến lên và giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác để phát triển kinh tế đất nước, bảo đảm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2. Tại sao tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác?
2.1. Là một xu hướng chuyển dịch cần thiết:
- Công nghiệp chế biến:
- Công nghiệp khai thác:
- Tạo ra lao động chất lượng:
Công nghiệp chế biến thường bao gồm nhiều ngành công nghiệp khác nhau và cần nhiều lao động và kỹ thuật hơn, điều này có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm và góp phần vào phát triển kỹ thuật và năng lực của lao động. Công nghiệp chế biến thường có cơ hội việc làm ở nhiều cấp độ khác nhau, từ công nhân làm việc trên dây chuyền sản xuất đến quản lý cấp cao. Điều này giúp thúc đẩy sự thăng tiến nghề nghiệp và phát triển năng lực quản lý.
- Phát triển kỹ thuật:
Công nghiệp chế biến cần sử dụng những phương tiện, kỹ thuật hiện đại hơn so với việc khai thác. Điều này thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật và khuyến khích nhân lực trong ngành học hỏi và phát triển kỹ năng mới.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:
Sản phẩm chế biến thường có giá trị thương hiệu cao hơn so với sản phẩm khai thác đơn thuần và có thể dễ dàng xuất khẩu sang các thị trường quốc tế. Điều này có thể mang lại lợi nhuận lớn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2.2. Phù hợp với yêu cầu thị trường
Công nghiệp cần chuyển biến phù hợp với nhu cầu của thị trường vì có một số lý do quan trọng:
- Đáp ứng nhu cầu của khách hàng:
Khách hàng là người quyết định đến sản phẩm hoặc dịch vụ cảu doanh nghiệp có giá trị đối với họ hay không. Vì vậy, khách hàng là lý do tồn tại của doanh nghiệp, công nghiệp tồn tại để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi làm thay đổi môi trường kinh doanh. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải linh hoạt và thay đổi để hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu không thay đổi, điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình thế kém cạnh tranh, thậm chí phá sản.
- Tạo cơ hội kinh doanh:
Chuyển đổi theo nhu cầu thị trường có thể bao gồm việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới hoặc mở rộng sang các thị trường mới, có thể tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.
- Tối ưu hóa hiệu suất:
Công nghiệp cần sự đổi mới liên tục để tối ưu hóa hiệu suất và năng suất. Các quy trình và quy trình sản xuất cần được điều chỉnh để mọi hoạt động đạt hiệu quả nhất và chi phí hao tổn thấp nhất.
- Thích ứng với sự thay đổi:
Thế giới kinh doanh và công nghiệp luôn có nhiều thay đổi. Các công ty cần sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh ngày nay. Cấu trúc thị trường có thể thay đổi nhanh chóng với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới, sản phẩm mới và công nghệ mới. Các công ty cần phải thích ứng để cạnh tranh hiệu quả trong một thị trường đang thay đổi. Sự thay đổi liên tục về công nghệ và quy trình sản xuất đòi hỏi các công ty phải cải tiến sản phẩm và dịch vụ của mình để đáp ứng mong muốn của khách hàng và duy trì tính cạnh tranh. Ngoài ra, những thay đổi về giá trị và kỳ vọng xã hội có thể yêu cầu các công ty phải thích ứng với những thay đổi văn hóa để duy trì niềm tin của khách hàng và hòa nhập với thế giới. cộng đồng.
- Tạo cạnh tranh:
Với sự thay đổi của nhu cầu khách hàng và thị trường luôn tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Để có thể cạnh tranh, doanh nghiệp cần thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tăng giá trị gia tăng, phục vụ khách hàng tốt hơn. Điều này đòi hỏi sự thích ứng và thay đổi theo thời gian.
3. Một số câu hỏi về công nghiệp nước ta kèm đáp án:
A. Tương đối đa dạng.
B. Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm.
C. Ổn định về tỉ trọng giữa các ngành.
D. Đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới.
Đáp án: C
Câu 2: Công nghiệp nước ta phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc ở khu vực nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đông Nam Bộ.
C. Ven biển miền Trung.
D. Vùng núi.
Câu 3: Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện thế nào?
A. Số lượng các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
B. Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế.
C. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
D. Tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
Câu 4: Một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay là
A. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
B. Công nghiệp luyện kim.
C. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.
D. Công nghiệp sành sứ và thủy tinh.
Câu 5: Một trong những đặc điểm quan trọng của cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta là
A. đang nổi lên một số ngành trọng điểm.
B. đang ưu tiên cho các ngành công nghiệp tuyền thống.
C. đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng đòi hỏi nguồn vốn lớn.
D. đang chú ý phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Câu 6: Ngành nào dưới đây không phải là ngàng công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?
A. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
B. Công nghiệp cơ khí – điện tử.
C. Công nghiệp vật liệu xây dựng.
D. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.
THAM KHẢO THÊM: