Kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo. Quy định về tố cáo lại trong Luật tố cáo 2011.
Để đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống vi phạm pháp luật, tăng cường tính minh bạch trong giải quyết tố cáo, tạo cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước cũng như của các tổ chức, của xã hội và của nhân dân, góp phần phòng chống tham nhũng, Luật tố cáo 2011 đã quy định về công khai nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, theo đó: Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo bằng các hình thức: công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác; niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
1. Kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ
Trên cơ sở quy định của
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
– Người giải quyết tố cáo công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ bằng hình thức công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác hoặc niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo hoặc công khai bằng thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể như sau:
+ Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác với thành phần gồm: Người giải quyết tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo, người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị nơi người bị tố cáo công tác, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trước khi tiến hành cuộc họp công khai, người có thẩm quyền phải có văn bản thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết. Thời gian thông báo phải trước 3 ngày làm việc;
+ Niêm yết tại Trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết;
+ Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng gồm: Báo nói, báo hình, báo viết và báo điện tử. Người giải quyết tố cáo có thể lựa chọn một trong các hình thức thông báo trên báo nói, báo hình, báo viết hoặc báo điện tử để thực hiện việc công khai. Trường hợp cơ quan có Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử, người có thẩm quyền giải quyết phải công khai trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử.
Số lần thông báo trên báo nói ít nhất là 02 lần phát sóng; trên báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 02 số phát hành. Thời gian đăng tải trên báo điện tử, trên Cổng thông tin điện tử hoặc trên Trang thông tin điện tử của cơ quan giải quyết tố cáo ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.
2. Kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
Người giải quyết tố cáo công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực bằng hình thức niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo hoặc công khai bằng thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể như sau:
+ Niêm yết tại Trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết;
+ Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng gồm: Báo nói, báo hình, báo viết và báo điện tử. Người giải quyết tố cáo có thể lựa chọn một trong các hình thức thông báo trên báo nói, báo hình, báo viết hoặc báo điện tử để thực hiện việc công khai. Trường hợp cơ quan có Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử, người có thẩm quyền giải quyết phải công khai trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử.
Luật sư
Số lần thông báo trên báo nói ít nhất là 02 lần phát sóng; trên báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 02 số phát hành. Thời gian đăng tải trên báo điện tử, trên Cổng thông tin điện tử hoặc trên Trang thông tin điện tử của cơ quan giải quyết tố cáo ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.
3. Tố cáo tiếp
Trong quá trình xem xét, giải quyết tố cáo, có những vụ việc chưa được xem xét, giải quyết đúng đắn, kết luận chưa chính xác, xử lý không đúng người, đúng mức độ vi phạm, thậm chí có vụ việc còn không được xem xét, giải quyết. Để đảm bảo các hành vi vi phạm pháp luật phải được xem xét, xử lý theo đúng quy định của pháp luật, Điều 27 Luật tố cáo 2011 quy định việc tố cáo tiếp, các điều kiện để tố cáo tiếp và việc xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức cấp trên:
– Trường hợp quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết hoặc có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo.
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý như sau:
+ Trường hợp quá thời hạn quy định tại Điều 21 của Luật này mà tố cáo không được giải quyết thì yêu cầu người có trách nhiệm giải quyết tố cáo phải giải quyết, trình bày rõ lý do về việc chậm giải quyết tố cáo; có biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo;
+ Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là đúng pháp luật thì không giải quyết lại, đồng thời thông báo cho người tố cáo về việc không giải quyết lại và yêu cầu họ chấm dứt việc tố cáo;
+ Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là không đúng pháp luật thì tiến hành giải quyết lại theo trình tự quy định tại Điều 18 của Luật này.
Theo đó, người tố cáo có quyền tố cáo tiếp khi quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết hoặc người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật. Như vậy, khi không đồng ý với việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, thì người tố cáo được quyền tố cáo tiếp trong 2 trường hợp sau đây:
– Quá thời hạn quy định mà tố cáo đó không được giải quyết.
– Tố cáo đã được giải quyết nhưng người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật.
Quy định này nhằm để người tố cáo cân nhắc khi tiếp tục tố cáo, tránh tình trạng do thiếu hiểu biết hoặc nắm thông tin về vụ việc không đầy đủ mà tố cáo tràn lan, vượt cấp gây khó khăn cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo.
Khi tố cáo tiếp, người tố cáo phải tố cáo với người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo.
Để đảm bảo thực hiện quyền của người tố cáo, tránh tình trạng không có thông tin hoặc thông tin không đầy đủ dẫn đến người tố cáo do không hiểu biết, không có thông tin mà tiếp tục tố cáo, nên Điều 26 Luật tố cáo 2011 đã quy định về gửi kết luận nội dung tố cáo, theo đó, người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo cho người tố cáo (nếu có yêu cầu), cho cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan cấp trên trực tiếp (là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiếp nếu người tố cáo tố cáo tiếp).