Hiện nay, công dân là nam và nữ nếu tự nguyện tham gia Công an nghĩa vụ và đảm bảo điều kiện cơ bản thì được xem xét bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, Công dân nữ tham gia Công An nghĩa vụ cần điều kiện gì? Đã từng tham gia nghĩa vụ Công an thì có được ưu tiên khi thi và học vào trường công an?
Mục lục bài viết
- 1 1. Công dân nữ tham gia công an cần điều kiện gì?
- 2 2. Hồ sơ, thủ tục khi công dân nữ muốn đăng ký tham gia Công an nghĩa vụ:
- 3 3. Đã từng tham gia nghĩa vụ Công an thì có được ưu tiên khi thi và học vào các trường Công an?
- 4 4. Mức xử phạt khi công dân nữ đăng ký khám nghĩa vụ Công an mà không đi:
1. Công dân nữ tham gia công an cần điều kiện gì?
1.1. Đối tượng được tuyển chọn tham gia Công an nghĩa vụ:
Công dân muốn tham gia Công an nghĩa vụ cần đảm bảo theo quy định tại Điều 4 Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định đối tượng tuyển chọn và thời gian phục vụ như sau:
– Khi đến độ tuổi theo quy định để thực hiện nghĩa vụ thì công dân nam tiến hành đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Nhà nước luôn khuyến khích, biểu dương những cá nhân là công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ tự nguyện đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015. Những công dân này cần đảm bảo về mặt trình độ chuyên môn, đảm bảo yêu cầu phù hợp với tiêu chí của Công an nhân dân.
Như vậy nếu có tinh thần tự nguyện, muốn cống hiến sức trẻ của mình cho tổ quốc thì Công an nhân dân nếu có nhu cầu sẽ cân nhắc, xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ với công dân đó.
– Quá trình tuyển chọn công dân vào trong lực lượng Công an nhân dân phải đảm bảo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an. Theo đó, công dân đảm bảo về độ tuyển chọn, và mỗi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cũng phải có đặc điểm phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng đơn vị sử dụng. Đặc biệt, đối với công dân nữ thì có những ngành nghề riêng phù hợp với nhu cầu sử dụng trong từng thời kỳ. Với quy định như vậy, mới đảm bảo được công dân được tuyển chọn có phù hợp nhu cầu sử dụng trong thời kỳ;
– Khi cá nhân tham gia Công an nghĩa vụ dù tự nguyện hay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gọi đi thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là 24 tháng;
Có trường hợp ngoại lệ, Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ. Tuy nhiên, thời gian này không được quá 06 tháng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân năm 2018;
– Mốc thời gian tính từ ngày giao nhận công dân được tính là thời gian thực tế công dân đó tham gia nghĩa vụ; Việc giao nhận có thể diễn ra tập trung, không tập trung nhưng trong trường hợp không giao nhận tập trung thì tính từ ngày đơn vị Công an nhân dân tiếp nhận đến khi công dân này được cấp có thẩm quyền đưa ra quyết định xuất ngũ;
Trên thực tế có cá nhân thực hiện việc đào ngũ thì thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù sẽ không được tính vào thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
Như vậy, công dân là nam hay nữ đều có thể tham gia Công an nghĩa vụ nếu đảm bảo những tiêu chuẩn cơ bản, phù hợp với tiêu chí mà Cơ quan này yêu cầu. Đặc biệt, đối với công dân là nữ tự nguyện tham gia thì được tạo điều kiện cân nhắc nguyện vọng này và được xem xét phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng đơn vị sử dụng.
1.2. Công dân nữ phải đảm bảo về tiêu chuẩn nghĩa vụ công an nhân dân:
Căn cứ theo điều Điều 5 Nghị định 70/2019/NĐ-CP thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân thì tiêu chuẩn tuyển chọn Công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1.2.1. Công dân sẽ được xem xét về tiêu chuẩn chính trị:
– Một lòng trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa từ quan điểm đến những hành động cụ thể;
– Việc xác định lý lịch rõ ràng là một trong những điều kiện bắt buộc phải thực hiện, đủ điều kiện và được trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
Tại những khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì yêu cầu phải có những thanh niên ưu tú, đủ điều kiện để cân nhắc và thực hiện kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
– Trong đời sống thường nhật luôn gương mẫu thực hiện tất cả chủ trương, định hướng phát triển,đường lối, các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
– Những cá nhân có hành vi vi phạm có tiền án tiền sự thì không đủ điều kiện về tiêu chuẩn chính trị; Ngoài ra, phải không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, áp dụng hình thức quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
– Công an là ngành đặc thù, có yêu cầu tiêu chuẩn riêng nếu cá nhân có mong muốn công tác, tham gia nghĩa vụ nên cần bảo đảm các quy định cụ thể khác của Bộ trưởng Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
1.2.2. Công dân cần đảm bảo về phẩm chất đạo đức:
Điều này được đánh giá bởi sự tín nhiệm của nhân dân nơi người đó cư trú hoặc được sự tin tưởng tôn trọng tại nơi công tác. Trong công việc cũng như trong đời sống có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt.
1.2.3. Về trình độ học vấn:
Công dân bắt buộc phải học xong trung học phổ thông và được tốt nghiệp trung học phổ thông. Tại khu vực là xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể được tuyển công dân tốt nghiệp trung học cơ sở.
Trình độ học vấn của công dân cũng được xem xét quyết định ưu tiên tuyển chọn công dân. Với công dân đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên, có chuyên môn cần thiết cho công tác, chiến đấu của Công an nhân dân cũng nhận được ưu tiên hơn đối với cá nhân khác.
1.2.4. Tiêu chuẩn về sức khoẻ:
– Để tham gia vào Công an nghĩa vụ cũng cần đảm bảo về sức khỏe phục vụ trong ngành như thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng, đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ, cá nhân không mắc bệnh kinh niên, mãn tính; Đặc biệt, không sử dụng ma tuý và các chất gây nghiện.
Như vậy,công dân nữ muốn tham gia Công an nghĩa vụ cần đảm bảo đầy đủ tất cả đã nêu ở trên. Không hề có sự phân biệt giới tính, dân tộc, vùng miền.
2. Hồ sơ, thủ tục khi công dân nữ muốn đăng ký tham gia Công an nghĩa vụ:
Đăng ký tham gia nghĩa vụ thì cá nhân cần chuẩn bị thủ tục theo quy định tại Điều 6 Nghị định 70/2019/NĐ-CP như sau:
– Công dân nữ có nguyện vọng tham dự tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân thì đến nộp những giấy tờ sau đây cho Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) nơi công dân có hộ khẩu thường trú các giấy tờ sau:
+ Cần chuẩn bị tờ khai đăng ký thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo mẫu sẵn. Mẫu tờ khai này được tìm kiếm trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập;
+ Cùng với đó chuẩn bị một bản Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, Công dân nữ nhanh chóng liên hệ với Ủy ban nhân dân xã nơi mình sinh sống để đăng ký nghĩa vụ quân sự, sau khi đã đăng ký nghĩa vụ quân sự thì tiến hành nộp hồ sơ xin được tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân theo quy định tại Điều 6 Nghị định 70/2019/NĐ-CP đã hướng dẫn.
3. Đã từng tham gia nghĩa vụ Công an thì có được ưu tiên khi thi và học vào các trường Công an?
Đối với ngành công an có ghi nhận việc chuyển chế độ phục vụ chuyên nghiệp, nên việc đã từng tham gia nghĩa vụ công an được chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp. Điều này được hướng dẫn theo Điều 9 Nghị định 70/2019/NĐ-CP như sau:
– Những cá nhân là hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có thời gian phục vụ tại ngũ từ 15 tháng đến dưới 24 tháng (tính đến thời điểm dự thi) mà trong thời gian phục vụ này có kết quả phân loại hằng năm đạt hoàn thành nhiệm vụ trở lên. Cùng với đó, bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp trong Công an nhân dân thì được xét, dự tuyển vào các học viện, trường Công an nhân dân theo quy định về tuyển sinh Công an nhân dân. Những cá nhân này hoàn thành quá trình đào tạo, tốt nghiệp ra trường được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì khi hết thời hạn phục vụ tại ngũ nếu có đầy đủ tiêu chuẩn, phù hợp với yêu cầu sử dụng của Công an nhân dân. Nếu công dân tự nguyện, có mong muốn trở thành hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ chuyên nghiệp và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp;
Bộ Công an sẽ quy định về tiêu chuẩn và tỷ lệ để tiến hành chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp đối với hạ sĩ quan nghĩa vụ hết hạn phục vụ tại ngũ.
Quá trình xét tuyển phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật, phải đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch và công bằng với mọi đối tượng.
4. Mức xử phạt khi công dân nữ đăng ký khám nghĩa vụ Công an mà không đi:
– Căn cứ theo quy định tại Luật Công an nhân dân thì hàng năm những công dân trong độ tuổi nhập ngũ được tuyển chọn hoặc tự nguyện đăng ký tham gia nghĩa vụ công an nhân dân. Những cá nhân này thực hiện nghĩa vụ công an nhân dân trong vòng ba năm. Để đảm bảo tính minh bạch, công bằng thì quá trình tuyển chọn phải thực hiện theo trình tự, công dân tham gia nghĩa vụ công an phải đảm bảo những điều kiện tại Mục 1 của Bài viết;
Như vậy, nếu như có thông báo của cơ quan có thẩm quyền thì công dân nữ vẫn phải đến khám sức khỏe theo đúng thời gian quy định. Trong trường hợp không thể đến khám sức khỏe được vì lý do chính đáng thì phải trình bày giải thích tại cơ quan có thẩm quyền và có sự phê duyệt của cơ quan này.
– Trong trường hợp cố tình trốn tránh, không đến theo đúng thời điểm, thời gian đã được hẹn thì tùy từng trường hợp cụ thể mà bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự. Cụ thể, Điều 16 Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân quy định:
+ Công dân phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong lệnh gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Trường hợp vi phạm điều kiện này mà không có lý do chính đáng, đào ngũ khi đang thực hiện nghĩa vụ thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo Điều lệnh Công an nhân dân; Mức xử phạt có thể áp dụng là xử hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
+ Đối với hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở của tổ chức, cá nhân tham gia Công an nhân dân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015;
– Nghị định số 70/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.