Công dân bị thu hồi sổ hộ khẩu giấy trong các trường hợp nào? Thu hồi sổ hộ khẩu thì người dân chứng minh nơi cư trú bằng cách nào? Việc thu hồi sổ hộ khẩu ảnh hưởng thế nào đến việc thực hiện các thủ tục hành chính khác của người dân?
Luật cư trú 2020 có hiệu lực, theo đó, Nhà nước bắt tay vào việc thu hồi sổ hộ khẩu của người dân trong những trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật. Dưới đây là bài phân tích về những trường hợp công dân bị thu hồi sổ hộ khẩu.
Mục lục bài viết
1. Công dân bị thu hồi sổ hộ khẩu giấy trong các trường hợp nào?
– Hiện nay, song song với sự phát triển của kinh tế xã hội, Nhà nước cũng đưa ra những quy định mới, thay đổi về các thủ tục hành chính. Theo đó, các thủ tục hành chính sẽ được số hóa lên Cổng thông tin hành chính quốc gia. Việc chuyển đổi này giúp các thủ tục hành chính diễn ra đơn giản, ngắn gọn hơn, không mất nhiều thời gian, công sức của người dân cũng như cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đồng thời, việc thông tin, số hóa các thủ tục hành chính giúp cơ quan Nhà nước nắm bắt được mọi thông tin cư trú của người dân, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý dân cư phù hợp. Điều này góp phần quan trọng trong việc quản lý an sinh xã hội, đảm bảo trật tự an ninh công cộng hiện nay.
– Để thực hiện chính sách số hóa các thủ tục hành chính đó, Nhà nước đã tiến hành sửa đổi Luật cư trú. Theo đó, Luật cư trú 2020 đưa ra những quy định cụ thể về việc thu hồi sổ hộ khẩu trong những trường hợp nhất định.
– Theo quy định tại Điều 38 Luật Cư trú 2020, thì: Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai báo về cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.”
– Theo quy định của Nhà nước, với các trường học sau thì công dân sẽ bị thu hồi sổ hộ khẩu: Điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú; Tách hộ; Xóa đăng ký thường trú; Đăng ký tạm trú; gia hạn tạm trú; Xóa đăng ký tạm trú. Như vậy, không phải tất cả sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đều bị thu hồi, mà chỉ khi người dân đi làm các thủ tục nêu trên thì mới bị thu hồi.
Việc hộ gia đình hay thành viên trong hộ thực hiện một trong các thủ tục hành chính này đều làm thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, dẫn đến thông tin trong sổ hộ khẩu khác thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, vì vậy, tất cả các trường hợp đều phải thu hồi sổ hộ khẩu. Cùng với đo, từ khi Luật Cư trú có hiệu lực (01/7/2021), Bộ Công an không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu. Khi công dân làm các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu,
2. Thu hồi sổ hộ khẩu thì người dân chứng minh nơi cư trú bằng cách nào?
– Sổ hộ khẩu là một giấy tờ pháp lý, vì vậy nó rất cần thiết trong quá trình thực hiện các thủ tục như đăng ký thường trú, tạm trú, chuyển tách hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, xóa hay xác nhận đăng ký thường trú. Nó là căn cứ để Nhà nước dựa vào nhằm quản lý hoạt động dân cư, việc cư trú của người dân. Hiện nay, dân số Việt Nam ngày càng gia tăng. Số lượng người dân đăng ký tạm vắng, tạm trú, nhập khẩu, tách khẩu ngày càng nhiều. Sổ hộ khẩu là căn cứ để Nhà nước dựa vào để thực hiện các thủ tục hành chính liên quan. Do đó, có thể khẳng định, sổ hộ khẩu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các cá nhân cũng như Nhà nước.
– Nhập hộ khẩu là việc công dân đi đăng ký thông tin với cơ quan có thẩm quyền về nơi ở ổn định, lâu dài của mình, được ghi vào sổ hộ khẩu theo quy định của Luật cư trú 2006. Đây là quyền con người, là thủ tục hành chính mà rất nhiều cá nhân tiến hành thực hiện trong cuộc sống thực tiễn. Nhập hộ khẩu giúp cá nhân được Nhà nước xác nhận về việc cư trú, thường trú. Từ đó, tạo điều kiện được hưởng những quyền lợi liên quan đến việc nhập khẩu này. Cùng với đó, việc nhập khẩu giúp Nhà nước quản lý trật tự dân cư, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; giúp Nhà nước giám sát quản lý dân cư, đưa ra những chính sách đảm bảo quyền lợi cho các cá nhân theo quy định của pháp luật.
– Về nguyên tắc, bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền đăng ký nhập khẩu khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Giả sử, một cá nhân A muốn nhập khẩu vào hộ của cá nhân B, thì phải có sự đồng ý của cá nhân B.
– Khí có nhu cầu, cá nhân sẽ chuẩn bị giấy tờ, làm một bộ hồ sơ. Theo quy định tại Điều 211 Luật cư trú 2020, hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm những giấy tờ sau
+ Thứ nhất, cá nhân cần chuẩn bị phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
+ Thứ hai, cá nhân cần có Giấy chuyển hộ khẩu;
+ Thứ ba, cần có Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
Trong trường hợp cá nhân kết hôn, chuyển hộ khẩu thường trú theo chồng hoặc vợ thì phải có thêm giấy kết hôn hoặc giấy tờ khác chứng minh cho mối quan hệ vợ chồng; Sổ hộ khẩu gia đình vợ hoặc chồng.
– Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ nêu trên, cá nhân có nhu cầu sẽ nộp hồ sơ lên phía cơ quan công an xã/phường nơi mà cá nhân đó muốn đăng ký hộ khẩu thường trú.
– Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải hoàn thành việc nhập khẩu cho công dân. Trong trường hợp cơ quan chức năng có thẩm quyền không cấp sổ hộ khẩu (hoặc không cho người dân nhập khẩu) thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Việc thu hồi sổ hộ khẩu ảnh hưởng thế nào đến việc thực hiện các thủ tục hành chính khác của người dân?
– Theo quy định của luật cư trú 2020, cá nhân tách khẩu phải đảm bảo những điều kiện cụ thể sau đây: Cá nhân yêu cầu tách khẩu phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu. Đồng thời, cá nhân có yêu cầu tách khẩu phải là người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
– Để có thể thực hiện tách khẩu, cá nhân có nhu cầu phải chuẩn bị một bộ hồ sơ với các loại giấy tờ nhất định sau đây:
+ Sổ hộ khẩu;
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
+ Văn bản đồng ý của chủ hộ cho tách sổ hộ khẩu nếu thuộc trường hợp nhập khẩu vào sổ hộ khẩu của người khác.
Đây là những giấy tờ bắt buộc mà các cá nhân cần phải chuẩn bị. Chỉ khi đảm bảo bộ hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, người có nhu cầu mới được cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận bộ hồ sơ, thụ lý và giải quyết theo quy định của pháp luật.
– Sau khi chuẩn bị đầu đủ hồ sơ, cá nhân có yêu cầu nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì cá nhân sẽ nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.
+ Đối với tỉnh thì cá nhân tiến hành nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
– Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu. Nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả là trách nhiệm của cơ quan chức năng có thẩm quyền nêu trên. Do đó, khi người dân có yêu cầu tách sổ nộp hồ sơ nên, cơ quan chức năng sẽ tiến hành tiếp nhận và giải quyết giúp người dân theo tiến trình, quy định của Nhà nước và pháp luật. Trong trường hợp cơ quan chức năng có thẩm quyền không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, sổ hộ khẩu là giấy tờ cần thiết, bắt buộc phải có trong quá trình thực hiện tách, nhập hộ khẩu.