Hiện nay, tỷ lệ phạm tội của người dân nước ta đang ngày càng gia tăng. Nhiều đối tượng sử dụng nhiều công cụ, phương tiện gây án nguy hiểm, dẫn đến nhiều vụ án ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội. Vậy, công cụ phạm tội là gì?
Mục lục bài viết
1. Công cụ phạm tội là gì?
Để hiểu được công cụ phạm tội là gì trước hết tác giả sẽ giới thiệu cho bạn đọc hiểu về khái niệm công cụ là gì?
Công cụ được hiểu là vật sử dụng theo đúng công dụng của nó. Theo như pháp luật thì công cụ phạm tội như dao để đâm nạn nhân, búa để cửa nhà kho vào trộm cắp…Bên cạnh đó, chúng ta có khái niệm về phương tiện phạm tội, trong một số tội phạm phương tiện phạm tội lại có ý nghĩa quy định bản chất nguy hiểm cho xã hội của cấu thành tội phạm. Phương tiện phạm tội thì rộng hơn có thể là công cụ, có thể không phải công cụ, ví dụ cái thang để vào nhà người khác ăn trộm thì gọi là phương tiện chứ không gọi là công cụ nhưng thông qua nó mà hành vi phạm tội được thực hiện. Ví dụ như tội đánh bạc, thì phương tiện phạm tội ở đây là tiền, các vật có giá trị mà con bạc góp vào chiếu bạc.
Công cụ phạm tội là những dụng cụ được sử dụng để hỗ trợ tội phạm thực hiện được những hành vi phạm tội. Những công cụ này có thể là dao, kéo, gậy, rựa…được tội phạm sử dụng khi thực hiện hành vi phạm tội.
Công cụ được dịch sang tiếng Anh như sau: Tools
Bộ luật hình sự: Criminal Code
Hình phạt: Penalty
Tịch thu: Confiscation
Phương tiện: Vehicle
Công cụ: Tools
2. Quy định tịch thu công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội:
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật sự quy định về tịch thu công cụ, phương tiện hay gọi chung là vật được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
“Điều 47. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:
a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;
c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành.
2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
3. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.”
Như vậy, công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội chính là những phương tiện, công cụ được dùng để hỗ trợ cho hành vi phạm tội đã được quy định rõ tại Bộ luật hình sự, tại đây đã có quy định về các tội danh của từng loại tội phạm và mức độ phạm tội.
Theo đó, đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Ví dụ như khi đang trong quá trình đánh nhau với người khác thì họ đã chạy vô nhà người dân xung quanh để tìm dao và sử dụng để chém người khác thì lúc này con dao gây án sẽ được trả lại cho người dân, không bị tịch thu, đồng thời họ cũng không liên quan trong vụ án này.
Tuy nhiên, cùng với trường hợp sử dụng vật, tiền là tài sản của người khác nhưng nếu người này đang tạo điều kiện cho tội phạm thực hiện hành vi thì trường hợp này có thể bị tịch thu, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.
Căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự thì tịch thu vật, phương tiện, công cụ phạm tội được xem là biện pháp tư pháp đối với người phạm tội hoặc đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
Ngoài quy định nhưng công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội bị tịch thu thì những vật hoặc tiền do phạm tội hoặc mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có hay vật thuộc Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành cũng sẽ bị tịch thu, sung vào nhà nước hoặc bị tịch thu tiêu hủy.
Tóm lại, điều kiện để có thể áp dụng biện pháp tịch thu công cụ, phương tiện phạm tội nói riêng và vật, tiền phạm tội nói chung thì cần xét đến yếu tố tham gia trực tiếp, liên quan đến tội phạm được áp dụng đối với loại tội phạm. Cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể áp dụng biện pháp tịch thu khi có căn cứ cho rằng những đối tượng phạm tội đã sử dụng những công cụ, phương tiện này để trực tiếp gây án và không phải do chủ sở hữu của những phương tiện, công cụ này có lỗi khi để tài sản của mình cho người phạm tội thực hiện hành vi.
Mục đích của việc tịch thu công cụ, phương tiên gây án chính là nhằm phòng ngừa và đảm bảo sự răn đe cho những đối tượng khác, đồng thời giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước đi điều kiện phạm tội, ngăn chặn sự nguy hiểm phát sinh từ chính xác các đối tượng đó. Nhiều tài sản bị tịch thu có giá trị như tiền, xa moto,…bị tịch thu sẽ khiến cho các đối tượng mất đi quyền được hưởng lợi từ các tài sản đó, đồng thời tác động đế quyền của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp vật, tiền và còn tác đông đến nhà nước thông qua việc các vật, tiền còn giá trị sử dụng được nộp vào ngân sách nhà nước bằng hình thức bán đấu giá, thanh lý…cụ thể như sau:
- Đối với công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội thuộc sở hữu của người phạm tội thì bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc bị tiêu hủy nếu đó là những phương tiện có hại như ma túy, thuốc lắc, bơm, mìn tự chế…
- Đối với công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội thuộc sở hữu của nhà nước, tổ chức, người khác mà người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội nếu nhà nước, tổ chức và người khác có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì cũng có thể bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc bị tiêu hủy vì xuất phát do hành vi lỗi của chủ sở hữu tài sản.
- Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, người khác mà người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội nếu nhà nước, tổ chức, người khác không có lỗi trong việc để cho người người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì trả lại cho chủ thể là chủ sở hữu hoặc người quản lý lợp pháp của tài sản. Nếu không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung vào công quỹ nhà nước. Ví dụ như tội phạm ăn cắp nhiều đồ có giá trị trong đó có một chiếc đồng hồ tuy nhiên sau khi xác định nhưng không biết được tài sản này là của ai thì có thể được sung vào công quỹ nhà nước.
3. Quy định về biện pháp tư pháp khác:
Bên cạnh biện pháp tư pháp tịch thu vật, phương tiện thì còn một số biện pháp tư pháp như sau:
Thứ nhất, trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi
- Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
- Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần,
Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.
Đối với những tội danh có liên quan đến tài sản của người khác thì người phạm tội ngoài chịu hình phạt từ nhà nước theo khung hình phạt được quy định tại Bộ luật hình sự thì còn được yêu cầu trả lại tài sản, sửa chữa lại nếu bị hư hỏng hoặc phải bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng nặng, không thể sửa chữa được nữa. Ngoài ra, đối với những tội danh xâm hại đến tinh thần của người khác thì ngoài việc bồi thường thiệt hại gây ra thì phải công khai xin lỗi. Ví dụ như A đăng tin, hình ảnh không đúng sự thật để bôi nhọ hình ảnh của B thì trong trường hợp này ngoài bị yêu cầu về tổn thất do thiệt hại B không thể đi làm được thì A còn phải đăng tin công khai xin lỗi B.
Thứ hai, bắt buộc chữa bệnh
- Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật hình sự, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
- Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.
Lưu ý: Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Như vậy, đối với những tội phạm trước khi chấp hành án do Tòa tuyên thì vì một số lý do dẫn đến họ không thể làm chủ được hành vi của mình, mất khả năng nhận thức thì tùy theo kết luận giám định pháp y mà người này được áp dụng biện pháp chữa bệnh để có thể chấp hành hình phạt, đảm bảo nguyên tắc xử đúng người, đúng tội.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
–