Từ khi xã hội hóa đến nay, số lượng công chứng viên cũng không ngừng tăng nhanh và được tự do cạnh tranh theo xu hướng thị trường nên các văn phòng công chứng cũng đã không ngừng đẩy mạnh cạnh tranh và thu hút nguồn nhân lực. Vậy, công chứng viên có thể làm việc ở nhiều văn phòng không?
Mục lục bài viết
1. Công chứng viên có thể làm việc ở nhiều văn phòng không?
1.1. Hiểu như thế nào về nghề công chứng viên?
Công chứng viên là một chức danh tư pháp trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Cùng với các chức danh tư pháp khác như thẩm phán, công tố viên (hay kiểm sát viên), chấp hành viên, luật sư … thì công chứng viên là một chức danh tư pháp chỉ đến những người có trình độ pháp lý, kiến thức pháp luật và trình độ nghiệp vụ nhất định để đáp ứng được những công việc thực thi pháp luật trong một lĩnh vực pháp luật nhất định – lĩnh vực công chứng, được Nhà nước đương thời cho phép hành nghề, thừa nhận hoặc
Khác với khái niệm công chứng, công chứng là hành động công chứng viên chứng nhận tính chất xác thực, hợp pháp của văn bản (hợp đồng, giao dịch) do người yêu cầu công chứng đề nghị hoặc do pháp luật quy định phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, trên thực tế, khái niệm công chứng viên không có định nghĩa chung trong tất cả các quốc gia vì hệ thống pháp luật và phạm vi hoạt động của công chứng viên tại mỗi quốc gia đều có sự khác nhau. Hơn nữa, khái niệm công chứng viên của mỗi quốc gia cũng có thể thay đổi theo thời gian khi pháp luật tương ứng của quốc gia đó thay đổi. Do vậy, mỗi khi được đề cập đến khái niệm công chứng viên, thì chúng ta buộc phải mô tả theo quy định cụ thể của từng quốc gia hoặc nhóm các quốc gia có hệ tư tưởng pháp luật tương ứng. Nhưng qua nghiên cứu, tựu chung, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm khá tổng quát như sau: công chứng viên là một chức danh tư pháp dành cho những người có kiến thức chuyên môn đủ rộng và đủ sâu về pháp luật để đảm đương được việc chứng nhận hoặc tư vấn về tính chân thực, tính phù hợp với pháp luật và có thể thêm tính phù hợp đạo đức xã hội của những giao dịch dân sự diễn ra trong lòng xã hội của một quốc gia, hoặc có thể thêm chức năng xác nhận tính hợp pháp, chân thực của một số loại văn bản được phép lưu hành trong lòng xã hội đó.
1.2. Công chứng viên có thể làm việc ở nhiều văn phòng không?
Đối với câu hỏi: Công chứng viên có được hành nghề tại nhiều văn phòng không? Thì cần phải căn cứ vào văn bản hợp nhất Luật Công chứng năm 2018, cụ thể là tại Điều 17, trong đó pháp luật đã quy định rõ về nghĩa vụ của một công chứng viên như sau:
– Công chứng viên phải tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật, không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
– Công chứng viên chỉ được hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng duy nhất để đảm bảo tính khách quan và trung thực, vô tư khi làm nhiệm vụ;
– Công chứng viên phải có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người yêu cầu công chứng trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình;
– Công chứng viên phải có nghĩa vụ giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ về quyền lợi của họ cũng như hậu quả pháp lý của việc công chứng, đối với trường hợp, vì lợi ích của người yêu cầu mà công chứng viên nhận thấy, cần phải từ chối công chứng thì phải giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng hiểu;
– Công chứng viên phải giữ bí mật về nội dung mà mình đã công chứng, trừ trường hợp được sự đồng ý của người yêu cầu công chứng bằng văn bản;
– Công chứng viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình nhân danh công chứng viên và phải tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ công chứng hằng năm theo quy định của pháp luật;
– Công chứng viên phải tham gia một tổ chức xã hội nghề nghiệp dành riêng cho công chứng viên và chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Ngoài ra thì công chứng viên còn phải thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của văn bản pháp luật có liên quan đến pháp luật công chứng.
Như vậy theo quy định của pháp luật công chứng hiện hành thì công chứng viên chỉ được phép hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng duy nhất. Nếu công chứng viên hoạt động tại hai văn phòng thì đó sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.
2. Công chứng viên làm việc tại nhiều văn phòng có bị phạt vi phạm hành chính không?
Theo như phân tích ở trên thì công chứng viên chỉ được hành nghề tại một tổ chức và văn phòng công chứng suy nhất. Do đó nếu công chứng viên hành nghề tại hai văn phòng công chứng thì sẽ bị xử phạt hành chính phù hợp với mức pháp luật quy định. Căn cứ theo Điều 15 của nghị định số
Ngoài ra thì theo quy định tại Điều 15 của nghị định số
– Tước thẻ hành nghề công chứng trong thời gian từ 01 đến 03 tháng hoặc 06 đến 09 tháng tùy từng trường hợp và mức độ vi phạm khác nhau;
– Tịch thu tang vật là quyết định nhiệm công chứng viên hoặc thẻ công chứng viên bị sửa chữa tẩy xóa, làm sai lệch nội dung.
Như vậy thì theo quy định của pháp luật hiện nay, đối với trường hợp công chứng viên hành nghề tại nhiều văn phòng khác nhau sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 10 – 15 triệu đồng, ngoài ra thì còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung với mức thời gian tước thẻ hành nghề công chứng nêu trên.
3. Quy tắc hành nghề công chứng viên theo quy định của pháp luật:
Bản thân mỗi công chứng viên phải là một người uy tín và giữ thanh danh trong nghề nghiệp. Để thực hiện tốt quy tắc đạo đức hành nghề công chứng đòi hỏi mỗi công chứng viên phải thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện không ngừng, nâng cao kiến thức bản thân về trình độ nghiệp vụ, mỗi người công chứng viên phải không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn và tích cực tham gia vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nỗ lực tìm tòi để nâng cao chất lượng công việc và phục vụ người yêu cầu công chứng. Để giữ gìn uy tín và thanh danh, xứng đáng với sự ủy thác của nhà nước và sự tôn trọng tin cậy của nhân dân, công chứng viên có trách nhiệm coi trọng và giữ gìn uy tín nghề nghiệp.
Đối với người yêu cầu công chứng, đạo đức hành nghề công chứng là thể hiện sự văn minh và lịch sự khi tiếp xúc với người dân, khi thực hiện việc công chứng, công chứng viên cần có thiện chí và phải trình bày cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ về hệ quả pháp lý phát sinh sau khi hợp đồng và giao dịch được công chứng. Công chứng viên phải có trách nhiệm hướng dẫn cho người yêu cầu công chứng lựa chọn hình thức văn bản công chứng phù hợp để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng và giao dịch. Công chứng viên phải tận tình và hòa nhã giải đáp thắc mắc của người yêu cầu công chứng để giúp họ hiểu đúng quy định của pháp luật. Đồng thời công chứng viên phải giải thích cho người yêu cầu công chứng về quyền lợi và nghĩa vụ của họ cũng như trách nhiệm của họ đối với nhà nước. Ngoài ra công chứng viên phải đối xử bình đẳng giữa những người yêu cầu công chứng với nhau mà không có sự phân biệt giữa dân tộc hoặc giới tính … tuân thủ quy định về bảo mật thông tin và công khai phí cũng như thù lao theo như quy định đã niêm yết.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Công chứng năm 2018;
–