Công chứng viên là một bộ phận duy nhất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tư pháp tiến hành hoạt động bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Vậy công chứng viên có được xem là công chức, viên chức hay không?
Mục lục bài viết
1. Công chứng viên có phải là công chức, viên chức không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất Luật cán bộ công chức năm 2019 có quy định về công chức. Theo đó, công chức được xác định là công dân mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật vào chức vụ hoặc chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong một số cơ quan sau:
– Cơ quan của đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức chính trị xã hội ở cấp trung ương, tổ chức chính trị xã hội ở cấp tỉnh, cấp huyện;
– Cơ quan hoặc các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân quốc phòng;
– Các cơ quan và đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, không phải là công nhân công an phải làm việc trong chế độ biên chế và hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước.
Đối chiếu với quy định tại Điều 17 của Văn bản hợp nhất luật công chứng năm 2018, công chứng viên sẽ có quyền làm việc theo chế độ hợp đồng trong các tổ chức hành nghề công chứng. Tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng bao gồm phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng tư nhân. Bên cạnh đó, phòng công chứng theo quy định của pháp luật được xác định là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp, phòng công chứng có trụ sở riêng, có con dấu riêng, có tài khoản riêng. Ngược lại, văn phòng công chứng được xem là tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp công ty hợp doanh theo quy định của pháp luật về công chứng và pháp luật của doanh nghiệp.
Như vậy có thể nói, công chứng viên sẽ không được xác định là công chức. Đồng thời cũng cần phải giải thích thêm, trưởng văn phòng công chứng căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Văn bản hợp nhất luật cán bộ công chức năm 2019 và Văn bản hợp nhất luật viên chức năm 2019 thì quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập cũng sẽ không được coi là công chức.
Tiếp sau đó, theo quy định của pháp luật về viên chức, viên chức được xem là công dân mang quốc tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí làm việc, làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, viên chức là những đối tượng được hưởng lương từ quỹ lương của các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất luật viên chức năm 2019. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Văn bản hợp nhất luật viên chức năm 2019 thì việc tuyển dụng viên chức sẽ cần phải được thực hiện thông qua chế độ thi tuyển hoặc cần phải được thực hiện thông qua chế độ xét tuyển. Mặt khác, theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, phòng công chứng được xem là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp. Trong khi đó, văn phòng công chứng lại được xem là các đơn vị tổ chức và hoạt động với loại hình doanh nghiệp công ty hợp doanh. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Văn bản hợp nhất luật công chứng năm 2018 có quy định về phòng công chứng. Cụ thể như sau:
– Phòng công chứng sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập theo quy định của pháp luật;
– Phòng công chứng được xem là đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp, phòng công chứng có trụ sở riêng, phòng công chứng có con dấu riêng, phòng công chứng có tài khoản riêng. Người đại diện theo pháp luật của phòng công chứng được xác định là trưởng phòng công chứng. Trưởng phòng công chứng được xem là công chứng viên và do Chủ tịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức;
– Tên gọi của phòng công chứng sẽ bao gồm cụ từ “phòng công chứng” kèm theo đó là số thứ tự thành lập, tên của tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi phòng công chứng đó được thành lập;
– Phòng công chứng có quyền sử dụng con dấu không có hình quốc huy, phòng công chứng được cấp và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập theo cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục và hồ sơ quản lý và sử dụng con dấu của phòng công chứng sẽ cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của
Do đó có thể nói, nếu như công chứng viên làm việc trong phòng công chứng được tuyển dụng thông qua chế độ thi tuyển hoặc xét tuyển, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc, công chứng viên đó được rồi quỹ lương của phòng công chứng thì sẽ được xem là viên chức. Ngược lại, trong trường hợp công chứng viên làm việc tại phòng công chứng nhưng không thông qua thi tuyển hoặc không thông qua xét tuyển viên chức thì sẽ không phải là viên chức, đồng thời với đó công chứng viên làm việc trong văn phòng công chứng cũng sẽ không được xem là viên chức.
2. Công chứng viên có được hành nghề dưới hình thức tư cách cá nhân không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật công chứng năm 2018 có quy định về các hình thức hành nghề của công chứng viên. Theo đó có thể kể đến một số hình thức hành nghề của công chứng viên như sau:
– Công chứng viên làm việc trong các phòng công chứng;
– Công chứng viên hợp doanh của văn phòng công chứng;
– Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại các văn phòng công chứng.
Như vậy có thể nói, công chứng viên phải anh nghe dưới hình thức tại một tổ chức hành nghề công chứng, đó có thể là phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng, mà không được phép hành nghề với tư cách cá nhân.
3. Những trường hợp không được bổ nhiệm làm công chứng viên:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Văn bản hợp nhất Luật công chứng năm 2018 có quy định về một số trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên. Cụ thể như sau:
– Những đối tượng được xác định là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền, đã bị kết tội bằng một bản án có hiệu lực của tòa án, tội phạm xuất phát từ nỗi buồn ý tuy nhiên chưa được xóa án tích hoặc phạm tội do cố ý;
– Người đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
– Người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Các cán bộ bị kỷ luật dưới hình thức bãi nhiệm, công chức và viên chức bị kỷ luật bằng hình thức bắt buộc thôi việc, sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp công nhân viên chức làm việc trong các đơn vị và cơ quan thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, sỹ quan hoặc hạ sĩ quan, công nhân và viên chức làm việc trong các đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành;
– Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do có hành vi vi phạm xử lý kỷ luật và bị áp dụng giáo lý của luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách các đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư nhưng chưa hết thời hạn 03 năm được tính kể từ ngày ra quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, hoặc được tính kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.
Theo đó, những trường hợp trên đây sẽ không được bổ nhiệm làm công chứng viên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2018 Luật Công chứng;
–
– Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH 2019 Luật Cán bộ công chức.