Cá nhân có quyền được định đoạt trong việc xác định nhập hoặc tách tài sản riêng của bản thân trong cuộc hôn nhân đã được xác lập hợp pháp. Vậy có bắt buộc phải công chứng văn bản nhập tài sản riêng vào tài sản chung không?
Mục lục bài viết
1. Cá nhân có được nhập tài sản riêng vào tài sản chung hay không?
Cá nhân khi ở trong mối quan hệ hôn nhân có quyền được sở hữu tài sản riêng hoặc thỏa thuận với nhau về tài sản chung khi xác lập quan hệ vợ chồng. Cá nhân được pháp luật trao quyền định đoạt tài sản riêng của bản thân mình trong đó bao gồm cả việc có thể tiến hành nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng. Hiện nay, tài sản riêng của mỗi cá nhân có thể được hiểu là việc một trong hai người là vợ, chồng tiến hành chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà không phụ thuộc vào ý chí của các cá nhân khác. Theo quy định tại Điều 44 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng đã được ghi nhận với các nội dung sau:
– Cá nhân đang là vợ hoặc chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình và pháp luật không có quy định bắt buộc vợ hoặc chồng sẽ tiến hành việc nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung của hai người;
– Đối với trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không thể ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia sẽ có quyền quản lý tài sản đó. Mặc dù được trao quyền quản lý tài sản của vợ hoặc chồng của mình nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích của người có tài sản;
– Nghĩa vụ của các cá nhân sở hữu tài sản riêng thì sẽ được thanh toán từ tài sản riêng của người này;
– Xét trên trường hợp, tài sản riêng của vợ hoặc chồng được sử dụng trong suốt thời gian có mối quan hệ hôn nhân và hoa lợi lợi tức từ tài sản riêng này là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản cũng phải có sự đồng ý từ người chồng hoặc người vợ.
Như vậy theo quy định pháp luật hiện hành thì cá nhân hoàn toàn có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung của hai vợ chồng.
2. Có bắt buộc công chứng văn bản nhập tài sản riêng vào tài sản chung?
Liên quan đến tài sản của vợ chồng thì theo quy định của luật hôn nhân và gia đình các bên hoàn toàn được quyền sử dụng, định đoạt cũng như chiếm hữu được tài sản riêng của mình. Một trong các bên có nhu cầu tiến hành nhập tài sản riêng vào tài sản chung thì cần tuân thủ theo đúng trình tự mà pháp luật đã quy định. Hiện nay có hai trường hợp phổ biến để tiến hành nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng đó là thời điểm trước khi kết hôn hoặc sau khi kết hôn với nhau. Liên quan đến thời điểm trước khi kết hôn các cá nhân có thể tiến hành thỏa thuận với nhau về việc xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, nội dung này đã được quy định tại Điều 47 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 theo đó khi tiến hành thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng nhập những tài sản riêng vào tài sản chung thì cần phải tuân thủ về mặt hình thức đó là lập thành văn bản đặc biệt phải tiến hành công chứng chứng thực thì những văn bản này mới đảm bảo tính pháp lý. Chế độ tài sản của vợ chồng thực hiện theo thỏa thuận sẽ xác lập kể từ ngày các bên tiến hành đăng ký kết hôn với nhau.
Trường hợp các bên đã tiến hành kết hôn với nhau nhưng có nhu cầu nhập tài sản riêng vào tài sản chung thì hoàn toàn được thực hiện hoạt động này. Đến nay vẫn chưa có bất kỳ quy định cụ thể nào liên quan đến việc khi tiến hành hợp nhất tài sản riêng vào tài sản chung trong khi đã kết hôn sẽ phải công chứng chứng thực.
Vì vậy,
Lưu ý rằng: trong thời kỳ hôn nhân những tài sản liên quan đến bất động sản như nhà ở, đất đai khi tiến hành nhập tài sản riêng vào tài sản chung sẽ phải tuân thủ quy định về việc công chứng văn bản thỏa thuận về việc nhập tài sản. Đây là một trong những quy định đã được ghi nhận tại Điều 46 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật những giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân thủ theo hình thức nhất định. Khi tiến hành hợp nhất tài sản là đất đai thì cá nhân cần phải công chứng văn bản thỏa thuận giữa các bên.
3. Hợp nhất tài sản riêng là đất đai thành tài sản chung của vợ chồng có phải thực hiện việc đăng ký biến động không?
Trong thời kỳ hôn nhân tài sản liên quan đến đất đai nhà cửa làm những tài sản có giá trị cao và thông thường sẽ được một trong các bên tiến hành hợp nhất tài sản này thành tài sản chung. Theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 thì khi vợ chồng muốn chuyển quyền sử dụng đất từ tài sản riêng sang tài sản chung với thửa đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận một cách hợp pháp hoặc đã tiến hành đăng ký thì phải bắt buộc thực hiện đăng ký biến động trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày có thỏa thuận hợp nhất. Cụ thể, tại khoản 4 của điều này đã ghi nhận việc đăng ký biến động được thực hiện đối với những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi các nội dung như sau:
– Người sử dụng đất người chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoàn toàn có quyền được chuyển đổi chuyển nhượng cho thuê cho thuê lại thừa kế tặng cho quyền sử dụng đất tài sản gắn liền với đất hoặc vì mục đích của cá nhân có thể tiến hành thế chấp tại các tổ chức hoặc ngân hàng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
– Người sử dụng đất chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất được phép đổi tên tài sản mình đang sở hữu;
– Có quyền được thay đổi hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất nếu nằm trong trường hợp nhà nước cho phép;
– Bên cạnh đó, việc chuyển quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành quyền sử dụng đất chung quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng cũng phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký biến động đất đai;
– Liên quan đến việc chia tách quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất của tổ chức họp của hộ gia đình hoặc những tài sản của vợ hoặc chồng hoặc nhóm người sử dụng đất chung nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;…
Do đó, cá nhân khi hợp nhất tài sản riêng là bất động sản thành tài sản chung của hai vợ chồng thì phải có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký biến động đất đai. Trong trường hợp quá thời hạn không thực hiện nghĩa vụ này có thể sẽ bị áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Đất đai 2013;
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.