Công chứng di chúc ở đâu? Thẩm quyền công chứng di chúc? Thủ tục công chứng di chúc?
Công chứng di chúc là việc tổ chức xác nhận tính hợp pháp của di chúc do di sản để lại, công chứng viên xác nhận hình thức của di chúc là đúng và bản thân người lập di chúc có đủ năng lực hành vi dân sự vào thời điểm đó. Hiện nay vẫn có rất nhiều người chưa xác định được Công chứng di chúc ở đâu? Thẩm quyền, thủ tục công chứng di chúc? được pháp luật quy định như thế nào? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp các thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Công chứng di chúc ở đâu?
Căn cứ theo Điều 44. Địa điểm công chứng Luật công chứng 2014 quy định cụ thể:
1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Công chứng di chúc, có thể công chứng ở các văn phòng công chứng, di chúc là loại giấy tờ có giá trị háp lý để phát sinh, thay đổi chấm dưt quyền và nghĩa vụ đối với tài sản. Công chứng di chúc sẽ giúp di chúc có tính xác thực và chính xác trong các truong hợp cụ thể. Công chứng tại văn phòng công chứng vì:
+ Văn phòng công chứng có chức năng là xác thực, chứng nhận tính chính xác, hợp pháp của các hợp đồng giao dịch dân sự dưới dạng là văn bản hoặc một số giấy tờ khác, v.v …
+ Bên cạnh đó, văn phòng công chứng nói chung và công chứng viên nói riêng có chức năng đảm bảo sự an toàn cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng và thực hiện giao dịch.
Qua đây, sẽ giảm thiểu cũng như phòng ngừa những tranh chấp có thể xảy ra ở mức thấp nhất; đồng thời các quyền và lợi ích hợp pháp của những tổ chức, cá nhân cũng được hỗ trợ bảo vệ; góp phần xây dựng nền kinh tế – xã hội phát triển một cách ổn định và bền vững.
2. Thẩm quyền công chứng di chúc?
Căn cứ theo quy định tại điều 42. Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản Luật công chứng 2014 quy định cụ thể:
Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.
Như vậy nếu bạn đi công chứng chi chúc thì khi đến văn phòng công chứng sẽ có công chứng viên thực hiện công chứng di chúc cho bạn, Theo như quy định đề ra như trên có nêu là ” Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng” tức là những người đã có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng và như trên cũng nêu rõ
3. Thủ tục công chứng di chúc
Để đảm bảo sau khi chết, tài sản của mình được phân chia theo đúng nguyện vọng, người có tài sản cần lập di chúc. Và để đảm bảo di chúc hợp pháp, được công nhận, nhiều người chọn cách đi công chứng di chúc. Theo đó căn cứ dựa trên Luật công chứng 2014 quy định thì:
3.1. Hồ sơ công chứng di chúc
Để tiến hành công chứng di chúc, người có di chúc nên lựa chọn một Văn phòng công chứng hợp pháp, uy tín và tin cậy hoặc Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Theo quy định tại mục Thủ tục chung về công chứng tại Luật Công chứng 2014, người cần công chứng di chúc chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng điền đủ các thông tin của người yêu cầu công chứng và nội dung cần công chứng…
– Bản sao giấy tờ cá nhân của người yêu cầu công chứng như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu;
(Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc).
– Bản di chúc dự thảo (nếu có)
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: sổ đỏ,
Các giấy tờ trên chỉ cần là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
3.2. Thủ tục công chứng di chúc theo quy định của pháp luật
– Bước 1: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng), từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và sáng thứ bảy (từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút).
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Trường hợp việc tiếp nhận thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ thì bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ cho Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng;
Trường hợp Công chứng viên trực tiếp nhận, thì thực hiện kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng:
+ Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
+ Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ: Công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung (phiếu hướng dẫn ghi cụ thể các giấy tờ cần bổ sung, ngày tháng năm hướng dẫn và họ tên Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ);
+ Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: Công chứng viên giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ. Nếu người yêu cầu công chứng đề nghị từ chối bằng văn bản, Công chứng viên báo cáo Trưởng phòng/Trưởng Văn phòng xin ý kiến và soạn văn bản từ chối.
– Bước 3: Soạn thảo và ký văn bản
+ Trường hợp văn bản đã được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn: Công chứng viên kiểm tra dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp quy định của pháp luật, Công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì Công chứng viên có quyền từ chối công chứng;
+ Trường hợp văn bản do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng: nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Công chứng viên soạn thảo giao dịch;
+ Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo Di chúc hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Công chứng viên xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung ngay trong ngày hoặc hẹn lại;
+ Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong dự thảo Di chúc, Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của Di chúc.
– Bước 4: Ký chứng nhận
Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ theo quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của Di chúc và chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.
– Bước 5: Trả kết quả công chứng
Bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và hoàn trả lại hồ sơ cho người yêu cầu công chứng.
Cách thức thực hiện:
– Người yêu cầu công chứng nộp và nhận kết quả giải quyết hồ sơ trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng);
– Trong trường hợp người già yếu không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo đơn yêu cầu của người có yêu cầu công chứng.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ:
+ Phiếu yêu cầu công chứng;
+ Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam/Hộ chiếu của người lập di chúc;
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng;
+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan mà pháp luật quy định phải có, như:
* Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung/riêng:
Án ly hôn chia tài sản/án phân chia thừa kế/văn bản tặng cho tài sản…;
Thỏa thuận phân chia tài sản chung riêng/nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng, thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng;
Văn bản cam kết/thỏa thuận về tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân;
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn/xác nhận về quan hệ hôn nhân được xác lập trước ngày 03/01/1987 cho đến nay (trong trường hợp sống chung nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn);
Giấy tờ xác định về việc tài sản nằm ngoài thời kỳ hôn nhân: Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân (trên cơ sở đối chiếu với thời điểm tạo dựng tài sản)…
* Giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể tham gia giao dịch:
Cá nhân là người Việt Nam cư trú trong nước: hộ khẩu;
Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài: có các giấy tờ chứng minh theo quy định của pháp luật về quốc tịch như: Giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam; Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, thôi quốc tịch Việt Nam, đăng ký công dân, các giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam…;
Cá nhân nước ngoài: có giấy tờ theo quy định pháp luật, thể hiện việc được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
* Giấy tờ chứng minh về năng lực hành vi:
* Chứng minh nhân dân của người làm chứng/ người phiên dịch (trong trường hợp cần phải có người làm chứng/ người phiên dịch).
+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến văn bản yêu cầu chứng nhận mà pháp luật quy định phải có.
* Đối với trường hợp Di chúc được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn: ngoài thành phần nêu trên thì kèm theo Dự thảo di chúc.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổ chức hành nghề công chứng.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Di chúc được công chứng hoặc văn bản từ chối công chứng, có nêu rõ lý do.
Phí, lệ phí:
Phí công chứng:50.000 đồng/trường hợp;
Thù lao công chứng: Do tổ chức hành nghề công chứng xác định không vượt quá mức trần thù lao công chứng được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định tại Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 21/3/2016;
Chi phí khác: Do sự thỏa thuận giữa người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Công chứng di chúc ở đâu? Thẩm quyền, thủ tục công chứng di chúc” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.