Phụ cấp công vụ là gì? Mức hưởng phụ cấp công vụ cho công chức ? Nguyên tắc áp dụng chi trả phụ cấp công vụ? Công chức tập sự có được hưởng phụ cấp công vụ hay không?
Bên cạnh lương thì phụ cấp cũng là một trong những nguồn thu nhập hợp pháp của các đối tượng cán bộ, công chức trong quá trình công tác. Về mặt phụ cấp có rất nhiều loại phụ cấp khác nhau, trong đó có phụ cấp công vụ. Vậy phụ cấp công vụ là gì? Đối tượng nào được hưởng phụ cấp công vụ? Mức hưởng phụ cấp công vụ được tính như thế nào?… Để nắm rõ hơn các quy định về phụ cấp công vụ theo quy định của pháp luật, bài viết dưới đây Luật Dương gia sẽ làm rõ những vấn đề trên:
Mục lục bài viết
1. Phụ cấp công vụ là gì?
Hiện nay, trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về khái niệm “phụ cấp công vụ”. Tuy nhiên, quy định về phụ cấp công vụ được quy định tại
– Cán bộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức
– Công chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và các Điều 3,4,5,6,7,8,9,10 và 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; không bao gồm công chức quy định tại Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP
– Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
– Người làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính nhà nước quy định tại
– Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân
– Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp công vụ quy định tại Nghị định này được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác của cơ quan, đơn vị.
2. Mức hưởng phụ cấp công vụ cho công chức:
Căn cứ tại Điều 3
Phụ cấp công vụ bằng 25% = mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.
Trong đó:
– Mức lương hiện hưởng = hệ số x mức lương cơ sở
+ Mức lương cơ sở năm 2022 hiện là 1,49 triệu đồng/tháng
+ Hệ số lương sẽ căn cứ tùy thuộc vào từng đối tượng công chức khác nhau sẽ áp dụng một số hệ số lương khác nhau. Ví dụ, công chức nhóm 1, A3.1 có hệ số lương dao động từ 6.2 – 8.0; công chức loại A0 có hệ số lương dao động từ 2.1 – 4,89;…
– Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: phụ cấp lương cho công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, người làm việc trong lực lượng vũ trang và trong doanh nghiệp do vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa giữ chức vụ lãnh đạo mới chỉ hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ.
– Phụ cấp thâm niên: được hiểu là khoản phụ cấp lương được trả thêm hàng tháng cho người làm việc gắn bó lâu dài với cơ quan, đơn vị nhằm mục đích khuyến khích và tạo thêm động lực làm việc, cống hiến hiệu quả hơn với cơ quan, đơn vị. Phụ cấp thâm niên vượt khung được quy định tại Khoản 1 Mục III Thông tư 04/2005/TT-BNV bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng. Sau đó, từ năm thứ tư trở đi, mỗi năm nếu đủ tiêu chuẩn thì được hưởng thêm 1%.
– Phụ cấp quân hàm: được quy định tại
Hiện nay, pháp luật Việt nam đã có sự điều chỉnh về mức phụ cấp công vụ. Bắt đầu từ 01 tháng 05 năm 2012 đã cải thiện mức phụ cấp cho công chức, cán bộ và các đối tượng nằm trong diện được hưởng phụ cấp công vụ. So với quy định của pháp luật trước đây được quy định tại Nghị định số 57/2011/NĐ-CP thì mức hưởng phụ cấp công vụ là 10% của tổng mức lương hiện hưởng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp quân hàm (nếu có) và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Và tại thời điểm này, pháp luật đã có sự điều chỉnh tăng mức hưởng phụ cấp công vụ lên đến 25% so với quy định trước đây, mức tăng cao hơn 15%. Đây là sự đổi mới đảm bảo được quyền lợi của công chức, các cán bộ, đối tượng được hưởng một cách tốt nhất.
3. Nguyên tắc áp dụng chi trả phụ cấp công vụ:
– Phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
– Thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ, bao gồm:
+ Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8
+ Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên
+ Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
+ Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
– Khi thôi làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và lực lượng vũ trang thì thôi hưởng phụ cấp công vụ từ tháng tiếp theo.
– Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc phụ cấp đặc thù theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì cũng được hưởng phụ cấp công vụ quy định tại Nghị định 34/2012/NĐ-CP về chế độ phụ cấp công vụ.
4. Công chức tập sự có được hưởng phụ cấp công vụ hay không?
Công chức tập sự là người được tuyển dụng vào công chức khi đủ các điều kiện theo đúng quy định của pháp luật và đã thông qua kỳ thi tuyển/xét tuyển công chức, đang trong thời gian tập sự làm quen với môi trường công tác, học hỏi những công việc của vị trí việc làm mình đăng ký tuyển dụng.
Công chức tập sự được hưởng những chế độ, chính sách như sau:
Căn cứ Điều 22 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định về chế độ công chức tập sự được hưởng như sau:
“1. Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng. Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm;
c) Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi tiến hành trong thời gian tập sự thì công chức vẫn được hưởng những chế độ, quyền lợi. Tuy nhiên, theo Điều 3 Nghị định số 34/2012/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp công vụ thì công chức tập sự không nằm trong đối tượng đó.
Theo đó, chỉ có công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan nhưng công chức tập sự lại chưa được bổ nhiệm. Do đó, công chức tập sự sẽ không nằm trong đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp công vụ.