Hiện nay, việc ký kết hợp đồng làm việc được quy định rất chặt chẽ. Vậy đối tượng là công chức, viên chức có phải ký hợp đồng làm việc không?
Mục lục bài viết
1. Quy định về hợp đồng làm việc:
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3
Hợp đồng làm việc bao gồm các loại hợp đồng sau đây:
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật viên chức năm 2010, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và
– Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: loại hợp đồng hai bên thỏa thuận không xác định thời hạn làm việc cũng như thời điểm chấm dứt hợp đồng làm việc.
Hiện nay, các đối tượng được áp dụng hợp đồng làm việc không xác định thời hạn gồm:
+ Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020.
+ Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định.
+ Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: loại hợp đồng trong đó hai bên giao kết thỏa thuận thời hạn làm việc là bao lâu và thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn được áp dụng đối với đối tượng là viên chức được tuyển dụng làm việc kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
2. Công chức, viên chức có phải ký hợp đồng làm việc không?
2.1. Đối với công chức:
Khoản 3 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định các công việc không thực hiện ký
– Đối tượng là những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định là công chức trong các cơ quan hành chính.
– Đối tượng là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên.
– Cá nhân làm chức vụ bảo vệ tại các cơ quan, đơn vị như Văn phòng Chính phủ, Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan.
– Đối tượng là lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước.
Do vậy, căn cứ theo quy định trên thì hiện nay không cho phép ký hợp đồng lao động đối với các vị trí được xác định là công chức. Nói cách khác, công chức không phải ký hợp đồng làm việc.
2.2. Đối với viên chức:
Theo quy định tại Điều 2 Luật viên chức năm 2010 thì viên chức được hiểu là công dân Việt Nam tuyển dụng theo vị trí việc làm, thực hiện nhiệm vụ làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập thông qua hợp đồng làm việc, được hưởng quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 48 , nội dung quản lý viên chức trong đó có ký hợp đồng làm việc.
Do đó hiện nay khi viên chức làm việc vẫn sẽ phải ký hợp đồng làm việc.
Tuy nhiên, với những đối tượng viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ một phần hoặc một phần chi thường xuyên thì sẽ không thực hiện ký hợp đồng lao động (theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP).
3. Nội dung hợp đồng làm việc:
Hợp đồng làm việc hình thức được ký kết bằng văn bản, thẩm quyền ký giao kết hợp đồng làm việc thuộc về người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức.
Lưu ý hợp đồng làm việc sẽ được giao kết thành 3 bản, trong đó có một bản phải giao cho viên chức.
Nội dung hợp đồng làm việc theo quy định tại Điều 26 Luật viên chức năm 2010, hướng dẫn tại Điều 20 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Thông tin của đơn vị sự nghiệp công lập: bao gồm tên, địa chỉ, thông tin của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
– Thông tin của người được tuyển dụng: họ và tên; địa chỉ; ngày tháng năm sinh của người được tuyển dụng.
Lưu ý: đối với đối tượng người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì bên cạnh thông tin của chính người đó thì phải có thêm thông tin họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của họ.
– Nội dung công việc; nhiệm vụ, vị trí làm cũng như địa điểm làm việc.
– Quyền, nghĩa vụ của các bên.
– Loại hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hay hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
– Điều kiện chấm dứt hợp đồng làm việc.
– Chế độ về tiền lương, tiền thưởng cũng như các chế độ đãi ngộ khác (nếu có).
– Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
– Chế độ tập sự (nếu có).
– Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động.
– Chế độ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
– Hiệu lực của hợp đồng làm việc.
– Ngoài ra còn có thể quy định các cam kết khác liên quan đến tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập và đảm bảo phải phù hợp với các quy định của pháp luật.
4. Mẫu hợp đồng làm việc:
BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG: …….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /HĐLV | ……….., ngày ..… tháng ….. năm ….. |
HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC
Căn cứ Nghị định số ……/2020/NĐ-CP ngày …. tháng …. năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Quyết định ………. của ……….. về việc công nhận kết quả tuyển dụng viên chức ………..
Chúng tôi, một bên là Ông/Bà: ……………
Chức vụ: ……………
Đại diện cho đơn vị (1).……………
Địa chỉ……………….
Điện thoại:……………..
Và một bên là Ông/Bà:…………….
Sinh ngày ….. tháng ….. năm …… tại ……………….
Trình độ đào tạo: ……………
Chuyên ngành đào tạo: ……………
Năm tốt nghiệp: ……………
Nghề nghiệp trước khi được tuyển dụng ……………
Địa chỉ thường trú tại: ……………
Số chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân ……………
Cấp ngày ….. tháng ….. năm ….. tại …………………
Thỏa thuận ký kết Hợp đồng làm việc và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:
Điều 1. Loại hợp đồng, thời hạn và nhiệm vụ hợp đồng
– Loại Hợp đồng làm việc xác định thời hạn (2) ……………
– Thời hạn của Hợp đồng: ……………
– Từ ngày …….. tháng ……… năm …..….. đến ngày …….. tháng ……… năm ………………
– Thời gian thực hiện chế độ tập sự (nếu có): ………………
– Từ ngày …….. tháng ……… năm …..….. đến ngày …….. tháng ……… năm …………………
– Địa điểm làm việc (3): ………………
– Chức danh chuyên môn: ………………
– Chức vụ (nếu có): ………………
– Nhiệm vụ (4) ………………
Điều 2. Chế độ làm việc
– Thời giờ làm việc (5): …………….
– Được trang bị những phương tiện làm việc gồm:………………
Điều 3. Nghĩa vụ và quyền lợi của người ký kết hợp đồng làm việc
1. Nghĩa vụ:
– Hoàn thành nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc.
– Chấp hành nội quy, quy chế của đơn vị, kỷ luật làm việc, và các quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Luật Viên chức.
– Chấp hành việc xử lý kỷ luật và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
– Chấp hành việc bố trí, phân công khi đơn vị sự nghiệp có nhu cầu.
2. Quyền lợi:
– Được hưởng các quyền lợi quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Luật Viên chức.
– Phương tiện đi lại làm việc (6): ……………
– Chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm (mã số) (7): ……………….., Bậc: ………. Hệ số lương ……………
– Phụ cấp (nếu có) gồm (8): ………………
được trả ……… lần vào các ngày ………………….. và ngày …………….. hàng tháng.
– Thời gian tính nâng bậc lương: …………
– Khoản trả ngoài lương: ………..……
– Được trang bị bảo hộ khi làm việc (nếu có) gồm: ……………
– Số ngày nghỉ hàng năm được hưởng lương (nghỉ lễ, phép, việc riêng)…………
– Chế độ bảo hiểm (9): ……………
– Được hưởng các phúc lợi: ………………
– Được hưởng các khoản thưởng, nâng bậc lương, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện nhiệm vụ hợp tác khoa học, công nghệ với các đơn vị trong hoặc ngoài nước theo quy định của pháp luật (10): …………………..
– Được hưởng các chế độ thôi việc, trợ cấp thôi việc, bồi thường theo quy định của pháp luật về viên chức.
– Được tiếp tục ký kết hợp đồng làm việc trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày khi đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu.
– Có quyền đề xuất, khiếu nại, thay đổi, đề nghị chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
– Những thỏa thuận khác (11)………
Điều 4. Nghĩa vụ và quyền hạn của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp
1. Nghĩa vụ:
– Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng làm việc;
– Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ của viên chức đã cam kết trong hợp đồng làm việc.
– Trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày của viên chức, phải tiếp tục ký kết hợp đồng làm việc với viên chức trong trường hợp đơn vị sự nghiệp còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
3. Quyền hạn
– Sử dụng viên chức để hoàn thành công việc theo hợp đồng (Bố trí, phân công, tạm đình chỉ công tác…).
– Chấm dứt hợp đồng làm việc, kỷ luật viên chức theo quy định của pháp luật về viên chức.
Điều 5. Điều khoản thi hành
– Những vấn đề về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của viên chức không ghi trong hợp đồng làm việc này thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức.
– Hợp đồng này làm thành 03 bản có giá trị như nhau, đơn vị sự nghiệp ký hợp đồng giữ 02 bản, viên chức được ký hợp đồng giữ 01 bản, hợp đồng có hiệu lực từ ngày… tháng…. năm …
Hợp đồng này làm tại………………., ngày … tháng …. năm …
NGƯỜI ĐƯỢC TUYỂN DỤNG VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG | NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật viên chức 2010.
Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019.
Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.