Cộng tác thị trường lao động ngày nay đang ngày càng trở nên đa dạng hơn, nhiều người cũng có nhu cầu hướng đến hoạt động ký kết hợp đồng cộng tác viên để tạo thêm thu nhập. Vậy công chức, viên chức có được ký hợp đồng cộng tác viên hay không?
Mục lục bài viết
1. Công chức, viên chức có được ký hợp đồng cộng tác viên không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất Luật cán bộ công chức năm 2019 có quy định về cán bộ, công chức. Theo đó thì có thể nói, cán bộ được xác định là công dân mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những đối tượng này được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ hoặc chức danh hoạt động theo nhiệm kỳ trong các cơ quan thuộc đảng Cộng sản Việt Nam, làm việc trong các cơ quan nhà nước, làm việc trong các tổ chức chính trị xã hội ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp thành phố trực thuộc trung ương, có thể làm việc ở cấp quận huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, cán bộ là những đối tượng làm việc trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, công chức cũng được xem là công dân mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công chức được tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức vụ hoặc chức danh tương ứng với vị trí việc làm để từ đó có thể làm việc trong các cơ quan của đảng Cộng sản Việt Nam, làm việc trong các cơ quan nhà nước, làm việc trong các tổ chức chính trị xã hội ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, công chức có thể làm việc trong các cơ quan và đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam mà không giữ chức vụ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, công chức cũng có thể làm việc trong các cơ quan và đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam tuy nhiên không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ trong chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, công chức là chủ thể làm việc trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật viên chức năm 2019 có quy định về viên chức, theo đó viên chức cũng được xác định là công dân mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, viên chức là đối tượng được tuyển dụng theo vị trí việc làm, viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, viên chức là chủ thể được hưởng lương từ quỹ lương của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Nhiều người hiện nay đặt ra câu hỏi: Công chức và viên chức có được ký hợp đồng cộng tác viên hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về
– Viên chức sẽ được hoạt động về nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng đã ký kết ban đầu, trừ trường hợp pháp luật có liên quan có quy định khác;
– Viên chức được quyền ký hợp đồng vụ việc với các cơ quan, tổ chức, với các đơn vị mà pháp luật không cấm, tuy nhiên viên chức cần phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và cần phải có sự đồng ý của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập đó;
– Viên chức dân được quyền thực hiện hoạt động góp vốn vào doanh nghiệp tuy nhiên không được giữ chức vụ quản lý, giữ chức vụ điều hành công ty đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, hợp tác xã, không được giữ chức vụ quản lý và điều hành đối với bệnh viện tư nhân, các trường học tư nhân và các tổ chức nghiên cứu khoa học từ, loại trừ các trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Theo đó thì có thể nói, theo quy định của pháp luật hiện nay thì viên chức vẫn sẽ là đối tượng được quyền ký hợp đồng cộng tác viên, có quyền làm việc ngoài thời gian quy định trong hợp đồng làm việc. Việc viên chức ký hợp đồng cộng tác viên là hành vi không bị pháp luật cấm, chỉ cần đảm bảo được các điều kiện nêu trên, và đặc biệt là cần phải có sự đồng ý của người đứng đầu các đơn vì sự nghiệp công lập nơi viên chức đó đang công tác.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, có quy định về các công việc không được thực hiện ký
– Đối tượng được xác định là người làm công việc chuyên môn, các công việc nghiệp vụ ở vị trí việc làm mà được xác định là công chức của các cơ quan hành chính nhà nước;
– Cá nhân giữ chức vụ bảo vệ tại các cơ quan và các đơn vị như văn phòng chính phủ, kho bạc nhà nước, kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của ngân hàng nhà nước, kho ấn chỉ thuế và kho ấn chỉ hải quan;
– Đối tượng là lái xe chuyên dùng thực hiện hoạt động chuyên trả tiền của ngân hàng nhà nước và chuyển trả tiền kho bạc nhà nước.
Do đó có thể nói, pháp luật hiện nay không cho phép ký hợp đồng lao động, trong đó có hợp đồng cộng tác viên đối với các vị trí được xác định là công chức. Hay nói cách khác, công chức sẽ không phải ký hợp đồng cộng tác viên.
2. Cộng tác viên trong hợp đồng cộng tác viên có được coi là người lao động không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của
– Hợp đồng lao động được xem là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, các bên thỏa thuận với nhau về vấn đề việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động trong thời gian người lao động làm việc tại doanh nghiệp, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động;
– Trong trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung cũng thể hiện việc có trả công, có trả tiền lương phải đặt dưới sự quản lý điều hành và giám sát của một bên còn lại thì cũng sẽ được coi là hợp đồng lao động;
– Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động sẽ cần phải thực hiện thủ tục giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động đó.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của
3. Hợp đồng cộng tác viên có được xem là hợp đồng lao động không?
Hợp đồng cộng tác viên được xem là loại hình văn bản quan trọng trong quan hệ giữa doanh nghiệp và các cộng tác viên đối với nhau. Hiện nay pháp luật về lao động chưa có quy định cụ thể thế nào là hợp đồng cộng tác viên. Theo đó, hợp đồng cộng tác viên chỉ là một tên gọi dân dã trong đời sống thường nhật. Tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau, tùy thuộc vào từng đối tượng của hợp đồng, tùy thuộc vào các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên ghi nhận trong hợp đồng để có thể xác định hợp đồng cộng tác viên đó là hợp đồng lao động hay không. Trên thực tế, hợp đồng cộng tác viên có thể là hợp đồng dịch vụ hoặc cũng có thể là hợp đồng lao động.
Trước hết phải căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định, hợp đồng lao động được xem là sự thoả thuận giữa các bên, đó là người lao động và người sử dụng lao động, các bên thỏa thuận với nhau về một công việc có trả lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động đó. Theo đó, nếu như cộng tác viên và người sử dụng lao động có quy định và thỏa thuận về điều khoản như trên thì hợp đồng cộng tác viên sẽ được xác định là hợp đồng lao động. Nếu như công ty tiến hành hoạt động ký kết hợp đồng lao động đối với cộng tác viên, quan hệ lao động sẽ được phát sinh, các bên sẽ bị rằng buộc bởi nhiều nguyên tắc khác nhau, trong đó có thời gian làm việc và thời gian nghỉ lễ … thì người được tuyển dụng cũng sẽ được xem như là đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải đặt dưới sự quản lý của pháp luật về lao động. Hợp đồng cộng tác viên sẽ được coi là hợp đồng lao động và cần phải tuân thủ theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019.
Bên cạnh đó, hợp đồng cộng tác viên cũng có thể được coi là hợp đồng dịch vụ. Căn cứ theo quy định tại Điều 513 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng dịch vụ, theo đó, hợp đồng dịch vụ được xem là sự thoả thuận giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, theo đó bên cung ứng dịch vụ sẽ thực hiện một công việc để đáp ứng nhu cầu cho bên sử dụng dịch vụ, sau đó bên sử dụng dịch vụ sẽ phải có nghĩa vụ trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Nếu như trong hợp đồng cộng tác viên, cộng tác viên sẽ được xác định là bên thực hiện dịch vụ, khi đó bên nhận cộng tác viên sẽ thực hiện nghĩa vụ chi trả chi phí dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Cộng tác viên trong trường hợp này chỉ cần hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian nhất định mà các bên đã thỏa thuận thì sẽ được nhận thù lao. Về bản chất, hợp đồng cộng tác viên khi đó cũng sẽ được coi là hợp đồng dịch vụ và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về dân sự.
Như vậy, tùy từng trường hợp khác nhau, hợp đồng cộng tác viên vẫn có thể được coi là hợp đồng lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH 2019 Luật Cán bộ công chức;
–
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.