Cán bộ, công chức có được phép tham gia hoạt động kinh doanh không? Đảng viên có được phép thành lập công ty không? Công chức có được thành lập hộ kinh doanh cá thể không? Công chức có được mở cửa hàng kinh doanh không?
Tóm tắt câu hỏi:
Bản thân tôi là công chức nhà nước, là đảng viên nhưng hiện nay tôi muốn kinh doanh thêm quán bida. Dự kiến số vốn 100 triệu đồng, tôi sẽ thuê lại nhà của người dân để mở quán, và dự tính sẽ thuê một nhân viên trông coi quán. Vậy cho tôi hỏi:
1. Việc kinh doanh quán bida có vi phạm quy định nào của đảng viên không?
2. Thủ tục đăng ký kinh doanh như thế nào? Tôi có phải làm thủ tục gì với cơ quan công an không? Thời gian mở quán theo quy định như thế nào?
3. Các loại thuế tôi phải đóng gồm những loại nào?
Luật sư tư vấn:
1. Việc kinh doanh quán bida có vi phạm quy định nào của đảng viên không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 15/QĐ-TW quy định về đảng viên làm kinh tế tư nhân như sau:
“1- Quy định này áp dụng đối với mọi đảng viên làm kinh tế tư nhân, đảng viên có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (sau đây gọi chung là doanh nghiệp).
2- Đảng viên làm kinh tế tư nhân phải trực tiếp tham gia lao động (lao động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh; lao động kỹ thuật hoặc lao động chân tay); có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; phải gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.”
Điều 29 Quyết định 15/QĐ-TW quy định vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao như sau:
“1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Làm những việc tuy pháp luật không cấm nhưng ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức, cơ quan, đơn vị, của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên.
b) Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong thực thi nhiệm vụ, công vụ hoặc trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm về quy trình công tác, bỏ vị trí công tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
c) Có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả tài liệu về minh bạch tài sản, thu nhập mà thực hiện không đúng, không đầy đủ so với quy định.”
Bạn là đảng viên, bạn có quyền tham gia lao động và kinh doanh ngành nghề không bị pháp luật cấm, không ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan tổ chức, không lạm dụng chức vụ quyền hạn, không trốn tránh thoái thác nhiệm vụ được giao.
2. Thủ tục đăng ký kinh doanh như thế nào? Tôi có phải làm thủ tục gì với cơ quan công an không? Thời gian mở quán theo quy định như thế nào?
Như bạn trình bày, bạn đang là công chức Nhà nước, theo quy định Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp như sau:
“2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
…
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
…”
Như vậy trong trường hợp này, bạn không có quyền thành lập doanh nghiệp.
Khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định Hộ kinh doanh như sau: “1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng kýkinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”
Mặt khác, Điều 18, Điều 19, Điều 20 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về những việc mà cán bộ, công chức không được làm như sau:
Điều 18 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ như sau:
“1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.”
Điều 19 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước:
“1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.”
Điều 20 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định những việc khác cán bộ, công chức không được làm: “Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.”
Theo quy định trên, Công chức vẫn có quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể, do đó bạn có quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể để kinh doanh bida.
* Thủ tục đăng kí hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:
“1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
Luật sư tư vấn pháp luật đối tượng được phép kinh doanh:1900.6568
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Số lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.”
Cơ quan đăng kí: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Các loại thuế phải đóng:
Đối với hộ kinh doanh cá thể, các loại thuế phải đóng gồm: Thuế môn bài, Thuế GTGT, Thuế TNDN.
1. Thuế môn bài được quy định tại Thông tư 96/2002/TT-BTC:
Bậc thuế | Thu nhập 1 tháng | Mức thuế cả năm |
1 | Trên 1.500.000 | 1.000.000 |
2 | Trên 1.000.000 đến 1.500.000 | 750.000 |
3 | Trên 750.000 đến 1.000.000 | 500.000 |
4 | Trên 500.000 đến 750.000 | 300.000 |
5 | Trên 300.000 đến 500.000 | 100.000 |
6 | Bằng hoặc thấp hơn 300.000 | 50.000 |
Dựa tên thu nhập 01 tháng của bạn, nếu là đăng ký kinh doanh của nửa năm đầu tiên là thu nhập tháng 1, nếu là đăng ký kinh doanh trong 06 tháng cuối năm thì tính thu nhập của tháng 6 để tính bậc thuế môn bài áp dụng đối với cửa hàng của bạn.
2. Thuế GTGT.
Số thuế GTGT phải nộp = Tỉ lệ % x Doanh thu
Trong đó Tỉ lệ % được quy định tại Danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỉ lệ % trên doanh thu ban hành kèm theo Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Cụ thể, ngành nghề kinh doanh bida thuộc “Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game;” có tỉ lệ là 5%.
3. Thuế TNDN:
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC: Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu khoán trong kì tính thuế x Tỉ lệ thu nhập chịu thế ấn định.
Tỉ lệ thu nhập chịu thuế ấn định đối với dịch vụ bida là 30%.
Mục lục bài viết
1. Cán bộ, công chức có được phép tham gia hoạt động kinh doanh không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi, cán bộ, công chức có được phép tham gia hoạt động kinh doanh không? Có được góp vốn để thành lập doanh nghiệp không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình theo điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:
a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 thì cán bộ công chức viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, chỉ có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trừ các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Khoản 18 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
Từ những quy định trên, cán bộ, công chức, viên chức, tuy không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp nhưng có thể tham gia góp vốn ở từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể như sau:
1, Công ty cổ phần: cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị vì thành viên Hội đồng quản trị là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 viện dẫn ở trên.
2, Công ty trách nhiệm hữu hạn: cán bộ, công chức, viên chức không thể tham gia góp vốn ở loại hình doanh nghiệp này vì khi tham gia góp vốn, người góp vốn đương nhiên là thành viên Hội đồng thành viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn, mà thành viên Hội đồng thành viên có vai trò quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 viện dẫn ở trên.
3, Công ty hợp danh: cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên góp vốn, không được tham gia với tư cách là thành viên hợp danh vì thành viên hợp danh là người quản lý công ty hợp danh theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 viện dẫn ở trên . Chỉ với tư cách hợp vốn thì họ mới không có khả năng quản lý doanh nghiệp.
2. Đảng viên có được phép thành lập công ty không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho em hỏi là người lao động đã xãy ra nhiều tháng công ty không trả lương, một số anh em bỏ vốn và lấy chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng của mình thành lập công ty riêng ( TNHH 2 thành viên ) nhưng đến khi công ty biết và xử lý kỷ luật sa thải người lao động. Trong số người lao động đó, có người bị xử kỷ luật cách chức chi ủy viên. Hỏi đảng viên thành lập công ty riêng có vi phạm kỷ luật đảng không ? Việc đảng cấp trên xử lý kỷ luật cách chức chi ủy viên của chi bộ có đúng quy định xử lý kỷ luật đảng viên không ? Kính mong được sự phúc đáp của quý luật sư. Trân thành kính biết ơn.?
Luật sư tư vấn:
Trường hợp công ty nhiều tháng công ty không trả lương và việc người lao động thành lập công ty riêng. Việc đảng viên thành lập công ty riêng theo quy định tại Điều 1 Quyết định 15/QĐ-TW quy định về đảng viên làm kinh tế tư nhân:
“Điều 1:Những quy định chung
1- Quy định này áp dụng đối với mọi đảng viên làm kinh tế tư nhân, đảng viên có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (sau đây gọi chung là doanh nghiệp).
2- Đảng viên làm kinh tế tư nhân phải trực tiếp tham gia lao động (lao động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh; lao động kỹ thuật hoặc lao động chân tay); có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; phải gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.”
Theo quy định trên thì việc đảng viên thành lập công ty riêng không vi phạm kỷ luật đảng, Đảng viên có quyền thành lập doanh nghiệp, tham gia trực tiếp điều hành sản suất kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm. Trừ trừ trường hợp đảng viên này có thỏa thuận không thành lập công ty riêng trong hợp đồng lao động với công ty.
Trong trường hợp hợp đồng lao động không quy định thì việc đảng viên thành lập công ty riêng là không vi phạm kỉ luật. Việc đảng viên bị xử lý kỉ luật cách chức chi ủy viên của chi bộ theo quy định tại Điều 29 Quyết định 181/QĐ-TW quy định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm:
“Điều 29. Vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Làm những việc tuy pháp luật không cấm nhưng ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức, cơ quan, đơn vị, của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên.
b) Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong thực thi nhiệm vụ, công vụ hoặc trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm về quy trình công tác, bỏ vị trí công tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
c) Có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả tài liệu về minh bạch tài sản, thu nhập mà thực hiện không đúng, không đầy đủ so với quy định.
2. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Được giao quản lý nhưng có hành vi chiếm giữ, cho thuê, cho mượn tài sản, cho vay quỹ của Nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao quản lý, sử dụng trái quy định.
b) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc.
c) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu, tài sản, phương tiện của cơ quan, tổ chức, đơn vị.”
Do đảng viên chưa chấm dứt hợp đồng lao đồng, trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ được giao, bỏ vị trí trong quá trình làm việc gây ảnh hướng xấu đến uy tín của công ty. Nếu thuộc nội dung nêu trên Đảng viên sẽ bị kỉ luật bằng hình thức khiển trách sau đó đến cảnh cáo và cách chức tùy theo vào hành vi, hậu quả gây ra.
3. Công chức có được thành lập hộ kinh doanh cá thể không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, Khi vào làm cơ quan nhà nước tôi có quyết định tuyển dụng là Công chức, trong hộ khẩu của tôi có ghi nghề nghiệp là Chuyên viên. Hiện nay tôi muốn đăng ký hộ kinh doanh cá thể vì tôi có mua xe ô tô 16 chỗ để cho em trai lái theo dạng hợp đồng. Tôi đã đọc Luật doanh nghiệp 2014 thì công chức không được kinh doanh nhưng không rõ trường hợp của mình có thuộc phạm vi của luật này không? Vậy tôi nhờ luật sư tư vấn giúp tôi có được đăng ký hộ kinh doanh cá thể không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 18 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ như sau:
– Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
– Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
– Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
– Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Điều 19 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước:
– Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
– Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
– Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.
Điều 20 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định những việc khác cán bộ, công chức không được làm: Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật cán bộ, công chức 2008, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Mặt khác Điều 37
“1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:
a) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết;
d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.
5. Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.[…].”
Theo quy định tại Luật cán bộ công chức 2008 và Luật Phòng chống tham nhũng 2005 không cấm cán bộ, công chức thành lập hộ kinh doanh trừ trường hợp gây ảnh hưởng đến uy tín, bí mật của nhà nước. Vì vậy, trong trường hợp này, bạn vẫn có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh và không thuộc trường hợp vi phạm pháp luật nếu đáp ứng đủ điều kiện để thành lập hộ kinh doanh: là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; một nhóm người hoặc hộ gia đình cũng có quyền thành lập hộ kinh doanh.
4. Công chức có được mở cửa hàng kinh doanh không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin quý công ty Luật Dương Gia tư vấn cho tôi nội dung sau: Tôi Tên Bào Minh Ký là công chức công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, tôi muốn mở cửa hàng kinh doanh (hộ kinh doanh) các mặt hàng sữa (sữa uống) có được không; có quy định nào cấm cán bộ công chức kinh doanh với loại hình và mặt hàng này không? Trân trọng!
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về thành lập doanh nghiệp quy định về hộ kinh doanh như sau:
“Điều 66. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.”
– Căn cứ Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về thành lập doanh nghiệp quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh như sau:
“Điều 67. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh
1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này.
2. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”
Như vậy, căn cứ Điều 66 Điều 67 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về thành lập doanh nghiệp quy định về hộ kinh doanh và quyền thành lập hộ kinh doanh nêu trên, theo đó, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Do đó, quyền thành lập hộ kinh doanh không bị hạn chế đối với công chức làm việc tại cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, hộ kinh doanh phải do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
– Căn cứ Điều 18 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp như sau:
“Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình theo điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:
a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.”
Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp nêu trên, công chức không có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. Do đó, trong trường hợp của bạn, bạn chỉ được thành lập hộ kinh doanh và không được thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Về vấn đề mặt hàng sữa uống không có quy định hạn chế kinh doanh đối với hộ kinh doanh. Do đó, bạn vẫn có quyền thành lập hộ kinh doanh nhằm mục đích kinh doanh mặt hàng này.