Kinh doanh quán karaoke là ngành dịch vụ giải trí đem lại lợi nhuận rất cao. Để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động thì cần có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ từ cơ quan có thẩm quyền. Vây, Công an xã, phường có được kiểm tra quán karaoke không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyền hạn, nghĩa vụ của Công an xã, phường?
- 2 2. Công an xã, phường có được kiểm tra quán karaoke không?
- 3 3. Quy trình kiểm tra quán karaoke về phòng cháy, chữa cháy:
- 4 4. Trách nhiệm của công an đối với đơn vị tổ chức trong việc tuyên truyền cho cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke nắm bắt về phòng cháy, chữa cháy:
- 5 5. Thẩm quyền của công an xã trong xử phạt vi phạm hành chính:
1. Quyền hạn, nghĩa vụ của Công an xã, phường?
Công an xã, phường là lực lượng bảo vệ và gìn giữ an ninh trật tự tại khu vực. Theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh công an xã thì công an xã có những nhiệm vụ quyền hạn như sau:
– Thứ nhất: đây là cơ quan nắm rõ tình hình và đề xuất về chủ trương kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và cũng là lực lượng thực hiện các chủ trương kế hoạch đó;
– Thứ hai: Công an xã có trách nhiệm xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, thực hiện việc tuyên truyền chính sách pháp luật đối với tất cả người dân; Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội cho người dân trên địa bàn;
-Thứ ba: Với những đối tượng phải chấp hành hình phạt quản chế, cải tạo không giam giữ, bị kết án phạt tù nhưng được hưởng án treo thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn xã thì sẽ có trách nhiệm tham mưu, quản lý, giáo dục những đối tượng này; Ngoài ra, đối với những người sau cai nghiện, người được đặc xá, người phải quản lý sau khi chấp hành xong án phạt tù cũng chịu sự quản lý của công an xã phường;
– Thứ tư: Tiến hành phòng ngừa phát hiện đấu tranh phòng chống tội phạm và những tệ nạn xã hội xuất hiện tại địa bàn của mình. Trách nhiệm chính của Công an là bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức đảm bảo trật tự an toàn xã hội;
– Thứ năm: Khi trên địa bàn quản lý có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh trật tự an toàn xã hội thì tiến nhanh chóng tiếp nhận và phân loại xử lý vụ việc; Ngay lập tức có thể kiểm tra người, đồ vật, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người bị bắt; Khi xảy ra những tai nạn cần cấp cứu thì phải tiến hành bảo vệ hiện trường, cấp cứu nạn nhân, lập hồ sơ ban đầu lấy lời khai và bảo quản những vật chứng thu thập được;
– Thứ sáu: Đối với đối tượng phạm tội quả tang hoặc có quyết định truy nã hoặc truy tìm khi có dấu hiệu lẩn trốn tại xã thì có thẩm quyền bắt người phạm tội này và dẫn giải đến cơ quan công an cấp trên để xử lý;
– Thứ bảy: Lực lượng này hoàn toàn có thẩm quyền yêu cầu các cá nhân, tổ chức phối hợp để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. Bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào không có quyền được chống đối vì mục tiêu này;
– Thứ tám: Lực lượng này cũng được huy động người, phương tiện để cấp cứu người bị nạn, cứu hộ hoặc thực hiện việc bắt người phạm tội quả tang người đã có quyết định truy nã trên toàn quốc,…
– Thứ chín: Trong quá trình thi hành công vụ khi bắt buộc phải sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ thì công an có thẩm quyền để thực hiện.
2. Công an xã, phường có được kiểm tra quán karaoke không?
Quá trình vận hành của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ karaoke thì Công an xã hoàn toàn có thẩm quyền được tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh này liên quan đến việc phòng cháy, chữa cháy. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 9, Khoản 2 Điều 10 Thông tư 147/2020/TT-BCA như sau:
– Đối với việc kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2010/NĐ-CP và quá trình kiểm tra về điều kiện đảm bảo an toàn cứu nạn cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch karaoke, dịch vụ vũ trường theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy thì cơ quan công an hoàn toàn có thẩm quyền thực hiện kiểm tra về vấn đề này:
– Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương thì phải tiến hành tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật cho tất cả người dân biết và hiểu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và hoạt động, kinh nghiệm trên thực tế về cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường;
– Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, phát hiện xử lý nếu các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về an toàn, phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường theo đúng quy định Nhà nước ban hành;
Với quy định nêu trên, cơ quan công an ở các địa đơn vị địa phương không chỉ có thẩm quyền được kiểm tra quán karaoke mà còn được xử lý vi phạm về an toàn phòng cháy chữa cháy.
3. Quy trình kiểm tra quán karaoke về phòng cháy, chữa cháy:
Việc kiểm tra quán karaoke phải tiến hành theo đúng thủ tục và trình tự. Theo quy định tại Nghị định 136/2010/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là người có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức kiểm tra an toàn về lĩnh vực này. Việc kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy phải thực hiện định kỳ 1 năm một lần;
Trong một số trường hợp đặc biệt có thể được kiểm tra đột xuất những cơ sở này khi phát hiện các trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2010/NĐ-CP hoặc xác định rõ ràng được hành vi vi phạm an toàn phòng cháy, chữa cháy mà hành vi này có nguy cơ phát sinh cháy nổ. Trường hợp này sẽ được áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 mét khối.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi thực hiện kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 3 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian nội dung và những thành phần tham gia vào việc kiểm tra này;
– Trong trường hợp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xuống kiểm tra đột xuất thì phải thông báo rõ lý do bằng văn bản. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi thực hiện các công tác kiểm tra đột xuất này phải xuất trình được
– Những cá nhân hoặc tổ chức được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ những nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo trước, còn khi cán bộ xuống kiểm tra thì phải bố trí người có thẩm quyền trách nhiệm để làm việc với cơ quan.
4. Trách nhiệm của công an đối với đơn vị tổ chức trong việc tuyên truyền cho cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke nắm bắt về phòng cháy, chữa cháy:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 Thông tư 147/2020 NĐ-CP trong việc tuyên truyền phổ biến quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke dịch vụ vũ trường thì Công an địa phương phải nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của mình không có sự lơ là trốn tránh nhiệm vụ;
– Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện vi phạm thì sẽ xử lý về những hành vi này đối với những cơ sở kinh doanh trái ra quyết định của pháp luật;
– Lực lượng này cũng là bên xây dựng kế hoạch, phối hợp với các đơn vị có liên quan để quản lý tốt về an toàn phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; để giải quyết vụ việc trên thực tế một cách chính xác thì việc tổ chức thực tập phương án chữa cháy phương án cứu nạn cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke dịch vụ vũ trường cũng cần thiết;
– Qúa trình thực hiện nhiệm vụ của Công an xã nằm trong sự kiểm soát của cơ quan Công an cấp trên trực tiếp hoặc Ủy ban nhân dân cùng cấp. Chính vì vậy, cơ quan này cần thực hiện việc thống kê báo cáo định kỳ để nộp cho cấp có thẩm quyền;
– Ngoài ra cũng có nghĩa vụ thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
5. Thẩm quyền của công an xã trong xử phạt vi phạm hành chính:
Theo Khoản 3 Điều Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình với nội dung cụ thể như sau:
Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền sau đây:
– Với những hành vi vi phạm ít nghiêm trọng thì áp dụng hình Phạt cảnh cáo.
– Khi tiếp nhận đơn trình báo của cá nhân về hành vi vi phạm lĩnh vực phòng ,chống bạo lực gia đình thì có thể bị xử phạt với mức tiền từ 1.500.000 đồng;
– Người dân có hành vi làm rối trật tự, an toàn xã hội thì sẽ bị phạt đến 2.000.000 đồng;
– Đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội thì mức phạt tới 2.500.000 đồng
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 3 Điều Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
– Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính đã quy định ở trên, các cá nhân vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
Như vậy, Công an cấp xã sẽ có thẩm quyền xử phạt vi phạm với hình thức phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
– Pháp lệnh số 06/2008/PL-UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh Công an xã;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
– Thông tư 147/2020/TT-BCA Quy định biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn , cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ Karaoke, dịch vụ vũ trường.