Ngày nay tình hình tội phạm cũng đang dần trở nên phức tạp, hiện diện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả kinh doanh buôn bán hàng hóa. Vậy thì, liệu rằng ông an xã phường có thẩm quyền được kiểm tra hàng hoá của các cơ sở hay không?
Mục lục bài viết
1. Công an xã, phường có được kiểm tra hàng hoá không?
1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an xã, phường:
Theo quy định tại văn bản hợp nhất Luật Công an nhân dân năm 2018 hiện hành, thì có ghi nhận rằng công an xã sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản như sau:
– Trước hết thì công an xã sẽ có trách nhiệm trong việc tiếp cận và nắm bắt tình hình an ninh trật tự trên địa bàn cấp cơ sở, đồng thời công an xã sẽ tiếp nhận các tin báo và các tin tố giác về tội phạm, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh an toàn xã hội. Và từ đó tiến hành đề xuất những chủ trương, chính sách, biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên phạm vi cấp cơ sở;
– Công an xã được xác định là lực lượng nòng cốt tiên phong trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đây chính là chủ thể tiến hành hoạt động phổ biến các chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước đến quần chúng; kiểm tra, đôn đốc, vận động người dân thực hiện đúng các quy định về đấu tranh phòng chống tội phạm, chính sách pháp luật trên địa bàn cấp cơ sở;
– Công an xã có nhiệm vụ tham mưu, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã, tiến hành quản lý, giáo dục những đối tượng bị hình phạt quản chế, bị phạt cải tạo không giam giữ, người được hưởng án treo cư trú đang địa phương;
– Công an xã có nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh phòng chống các loại tội phạm cũng như tệ nạn xã hội, thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ tài sản, tính mạng của tổ chức, cá nhân, đảm bảo an ninh trên địa bàn toàn xã;
– Công an xã có nhiệm vụ quản lý cư trú, quá trình đi lại, di chuyển và giấy tờ tùy thân của cư dân trên địa bàn toàn xã; đồng thời giải quyết các thủ tục hành chính về cư trú như chuyển hộ khẩu, đăng kí tạm trú tạm vắng … và nhiều các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật;
– Công an xã có nhiệm vụ quản lý các loại vật liệu nổ, vũ khí cũng như các công cụ hỗ trợ; công an xã sẽ thực hiện các quy định về phòng cháy chữa cháy; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường; kiểm tra, quản lý an ninh trật tự đối với một số hoạt động kinh doanh có yêu cầu về quản lý trật tự trên địa bàn phạm vi xã theo sự phân cấp của cơ quan có thẩm quyền;
– Công an xã có nhiệm vụ phối hợp bắt giữ người phạm tội bị bắt quả tang, kiểm tra giấy tờ tùy thân và thu giữ các tang vật, bởi hơn ai hết thì công an xã chính là chủ thể thông thạo địa bàn tại cấp cơ sở nhất; có nhiệm vụ bảo vệ hiện trường, bảo vệ các nạn nhân, điều tra sơ bộ, báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh. Ngoài ra thì công an xã sẽ tổ chức truy bắt các đối tượng là những người vi phạm pháp luật lẩn trốn trên địa bàn và đưa lên cơ quan công an cấp trên trực tiếp để giải quyết (mà cụ thể Công an quận huyện);
– Công an xã có quyền hạn trong việc xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Công an xã; có thẩm quyền tiến hành lập hồ sơ để nhằm mục đích đưa ra đề nghị áp dụng các biện pháp xử lí phù hợp đối với người vi phạm pháp luật trên cấp cơ sở theo quy định của pháp luật;
– Công an xã có nhiệm vụ tham gia công tác tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nhân dân, ngoài ra còn có nghĩa vụ tham gia vào các cuộc diễn tập thực hiện các nội dung về an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai để trang bị những kĩ năng và kiến thức cần thiết.
Cần lưu ý rằng, việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Công an xã sẽ được đặt dưới sự điều hảnh của chủ thể có thẩm quyền đó là trưởng công an xã. Có thể thấy, công an xã chính là một bộ phận hợp thành của hệ thống công an nhân dân, vì thế cho nên, công an xã có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự nói chung và có trách nhiệm quan trọng trong quá trình quản lý nhà nước về an ninh nói riêng ở địa bàn cấp cơ sở. Để nhằm mục đích có thể đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thì đòi hỏi các cán bộ là công an xã cần phải luôn cố gắng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư và khách quan khi thi hành công vụ.
1.2. Công an xã, phường có được kiểm tra hàng hoá hay không?
Để trả lời cho câu hỏi: Công an xã, phường có được kiểm tra hàng hoá không? thì cần phải xác định được rằng, cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra và xử lí các hành vi vi phạm liên quan đến quá trình buôn bán hàng hóa của các chủ thể. Theo văn bản hợp nhất Pháp lệnh quản lý thị trường năm 2019 hiện hành, cụ thể là tại Điều 7, Điều 8, Điều 24 và Điều 36, có thể đưa ra câu trả lời như sau: Lực lượng Quản lý thị trường được coi là lực lượng chuyên trách giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện chức năng phòng chống và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh, ví dụ như: kinh doanh hàng hóa nhập lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ hóa đơn xuất xứ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, hành vi gian lận thương mại, hoặc các hành vi vi phạm khác ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng quản lí thị trường được ghi nhận tại Điều 8 của văn bản hợp nhất Pháp lệnh quản lý thị trường năm 2019, là kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để từ đó áp dụng các biện pháp xử lí sao cho phù hợp.
Như vậy có thể thấy, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa được xác định là lực lượng quản lý thị trường (theo Điều 7, Điều 8, Điều 24 và Điều 36 của văn bản hợp nhất Pháp lệnh quản lý thị trường năm 2019). Lực lượng quản lí thị trường và có thể có sự phối hợp với các cơ quan khác như công an giao thông, công an kinh tế, công an xã phường … để đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình thi hành nhiệm vụ.
Như vậy, có thể nói, công an xã phường vẫn có thể được phép kiểm tra hàng hóa, tuy nhiên quá trình thực hiện cần phải có sự phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, chứ không có thẩm quyền tiến hành độc lập.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hàng hóa không có hóa đơn:
Theo quy định tại Điều 3 của nghị định số
– Đội trưởng Đội Thuế;
– Công chức Thuế đang thi hành công vụ;
– Chi cục trưởng chi Cục Thuế;
– Cục trưởng Cục Thuế;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
Như vậy, pháp luật không có ghi nhận công an xã phường là chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hàng hóa không có hóa đơn, sau quá trình phối hợp với lực lượng quản lí thị trường tiến hành kiểm tra mà phát hiện ra những sai phạm, thì phải báo cáo lên các cơ quan nêu trên để tiến hành xử phạt tho đúng thẩm quyền mà pháp luật đã quy định. Với trường hợp người bán không lập hóa đơn khi bán hàng có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xử phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng. Ngoài ra, với phần hàng hóa bạn nhập của người khác, không thuộc hàng trong nước và không có hóa đơn, chứng từ, bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài ra còn có thể bị áp dụng biện pháp bổ sung là tịch thu, phương tiện vận tải và tiêu hủy hàng hóa.
3. Trách nhiệm của cơ quan công an khi phối hợp trong hoạt động kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường:
Căn cứ theo Điều 37 của văn bản hợp nhất Pháp lệnh quản lí thị trường năm 2019 hiện hành, có quy định về trách nhiệm của cơ quan chủ trì cũng như các cơ quan phối hợp với lực lượng quản lí thị trường như sau:
– Gửi yêu cầu phối hợp đến cơ quan nhà nước có liên quan để yêu cầu tham gia phối hợp trong hoạt động kiểm tra;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung yêu cầu phối hợp;
– Thông báo kết quả phối hợp bằng văn bản cho cơ quan phối hợp (ghi rõ lí do nếu có);
– Thủ trưởng cơ quan được yêu cầu phối hợp phải có trách nhiệm hợp tác và hỗ trợ, trường hợp cho rằng yêu cầu phối hợp không đúng quy định của pháp luật hoặc do có sự kiện bất khả kháng thì được quyền từ chối, nhưng phải trả lời bằng văn bản từ chối phải nêu rõ lý do và gửi kịp thời cho cơ quan yêu cầu phối hợp;
– Cử người tham gia hoặc hỗ trợ phương tiện hoặc có ý kiến chuyên môn theo yêu cầu của cơ quan chủ trì;
– Tổ chức triển khai thực hiện các yêu cầu phối hợp của cơ quan chủ trì.
Theo đó, trưởng công an xã được yêu cầu phối hợp có trách nhiệm xử lý kịp thời nội dung yêu cầu phối hợp của lực lượng quản lí thị trường. Trường hợp cho rằng yêu cầu phối hợp không đúng quy định của pháp luật hoặc do có sự kiện bất khả kháng mà khôn thể phối hợp được thì được quyền từ chối và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc từ chối. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do và gửi kịp thời tới cho lực lượng quản lí thị trường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Pháp lệnh quản lí thị trường năm 2019;
– Văn bản hợp nhất Luật Công an nhân dân năm 2018;
– Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.