Công an xã có quyền kiểm tra hành chính lúc nửa đêm không? Ai được phép kiểm tra khu phòng trọ lúc nửa đêm? Nếu không mở cửa cho kiểm tra có bị xử lý gì không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi kinh doanh nhà trọ cho thuê tháng. Nhưng tôi không trực tiếp ở khu nhà trọ. Công an viên xã thường kiểm tra nhà trọ tôi vào lúc nửa đêm. Tôi có yêu cầu công an xã khi kiểm tra liên hệ với tôi bằng điện thoại bàn của xã không dùng điện thoại di động cá nhân. Xin luật sư cho biết yêu cầu của tôi như vậy có chính đáng không? Khi công an xã kiểm tra nếu thấy nghi ngờ tôi được phép yêu cầu những giấy tờ gì? Không có sự chứng kiến của tôi công an xã có quyền kiểm tra khách ở trọ hay không? Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Chân thành cám ơn?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Thông tư 35/2014/TT-BCA của Bộ Công an, lãnh đạo công an các cấp có nhiệm vụ kiểm tra việc tổ chức thực hiện trong công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu ; kiểm tra việc thực hiện các qui định về đăng ký, quản lý hộ khẩu của các cơ quan, tổ chức, nhà ở tập thể, các cơ sở cho thuê lưu trú, hộ gia đình, công dân… Trong trường hợp kiểm tra hộ khẩu tại chỗ ở của công dân (kể cả thường trú, tạm trú, tạm vắng) phải có công an xã, phường, thị trấn cùng tham gia. Cảnh sát khu vực, công an phụ trách xã về an ninh trật tự; công an xã, phường, thị trấn, bảo vệ khu phố, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được tham gia cùng cảnh sát khu vực, công an phụ trách xã về an ninh trật tự hoặc công an xã, thị trấn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các qui định về đăng ký, quản lý hộ khẩu trong các hộ gia đình, nhà ở tập thể trong phạm vi quản lý của mình. Ngoài lực lượng trên, công an các cấp (quận, huyện, thành phố…) cũng được quyền kiểm tra việc thực hiện đăng ký, quản lý hộ khẩu. Ngoài những người được quyền kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, tạm vắng như đã nêu, không ai có quyền được vào kiểm tra hộ khẩu tại nơi ở của công dân.
Theo quy định tại Điều 26 Thông tư
“- Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự.
– Đối tượng kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.
– Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.
– Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia.
– Việc kiểm tra cư trú của Công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến.”
Điều đó có nghĩa lực lượng công an có thể kiểm tra về việc đăng ký tạm trú tại các nhà dân trong địa bàn mình phụ trách bất cứ lúc nào. Khi đến kiểm tra
Việc kiểm tra hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng nếu kiểm tra sau 23 giờ phải được sự đồng ý của ban chỉ huy công an phường, xã, thị trấn nhằm đảo bảo đúng nội dung kiểm tra, tránh gây phiền hà cho dân. Qui trình kiểm tra nhân – hộ khẩu: cảnh sát khu vực yêu cầu chủ hộ xuất trình sổ hộ khẩu gia đình hoặc sổ tạm trú và các loại giấy tờ tùy thân khác. Sau đó kiểm tra các nội dung: đối chiếu số người có mặt với danh sách trong sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú; trong hộ có ai đến, ai đi; có trình báo cơ quan quản lý và đăng ký tạm trú, tạm vắng không… Nếu phát hiện một trong những sai phạm trên thì cảnh sát khu vực lập biên bản xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.. Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện quả tang hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật (trộm cướp, đối tượng truy nã…) thì cảnh sát khu vực có quyền tạm giữ người, báo về công an phường để ban chỉ huy báo lên công an quận, huyện hoặc phòng nghiệp vụ công an thành phố.
Đối với yêu cầu liên hệ bằng điện thoại bàn của xã là một yêu cầu hợp lý. Bạn nên nắm bắt thông tin như số điện thoại nóng của công an phường, xã của mình để gọi hỏi thông tin xác nhận những người kiểm tra có phải công an của địa phương hay không. Và cũng nên tìm hiểu để nhận diện được cơ bản những cán bộ công an nào đang làm việc tại địa phương cư trú.
Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 208/2013/NĐ-CP và Thông tư 17/2012/TT-BCA quy định lực lượng thi hành công vụ khi làm việc phải sử dụng đúng trang phục (Phải đội mũ kê pi khi mặc trang phục chiến sĩ công an nhân dân), phương tiện được trang bị; tuân thủ trình tự, thủ tục, kế hoạch, quy trình công tác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ngoài ra, khi tiến hành thủ cụ kiểm tra phải có chuẩn mực trong việc ứng xử, gần gũi với người dân, đặc biệt phải có trách nhiệm xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách, chức vụ khi thi hành công vụ.
Như vậy, khi công an xã đi kiểm tra phải mặc trang phục đúng quy định như trên, nếu không mang trang phục anh có quyền yêu cầu xuất trình kế hạch công tác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.