Quyền kiểm tra giấy tờ, bằng lái xe của công an, cảnh sát Công an xã, phường có quyền kiểm tra giấy tờ, bằng lái xe không? Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra giấy tờ xe, bằng lái xe không?
Mục lục bài viết
1. Công an xã có quyền dừng xe và kiểm tra giấy tờ xe, bằng lái xe không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em đã đủ tuổi đi xe gắn máy 100, khi đi ở đường công an xã bắt em dừng xe và yêu cầu kiểm tra giấy tờ và bằng lái xe của em. Cho em hỏi công an xã có quyền kiểm tra giây tờ và bằng lái xe của em không? ?
Luật sư tư vấn:
Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng công an xã như sau:
“2, Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã:
a) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;
c) Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.”
Như vậy, công an xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn khi không có cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng tuy nhiên việc thực hiện nhiệm vụ này phải có chuyên đề thực hiện, quyết định huy động lực lượng.
Luật sư
Theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thẩm quyền của công an xã như sau:
“4. Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.”
Như vậy việc công an xã bắt bạn dừng xe và yêu cầu kiểm tra giấy tờ xe, bằng lái xe của bạn là không đúng thẩm quyền. Công an xã không có quyền dừng xe để kiểm tra giấy tờ bạn khi không có lỗi vi phạm như không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người, phóng nhanh vượt ẩu, không gương…Bạn có thể làm đơn lên lên thủ trưởng cơ quan công an cấp huyện để khiếu nại về hành vi trên.
2. Cảnh sát cơ động có quyền thu giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, em có thắc mắc mong luật sư giải đáp giúp em. Em đang đi trên đường thì có 2 anh cảnh sát cơ động yêu cầu dừng xe kiểm tra. Sau khi kiểm tra giấy tờ và cốp xe thì họ nói bảo hiểm của em đã hết hạn và đèn chiếu hậu của em không hoạt động, đồng thời đòi xử phạt em 600 nghìn đồng.
Sau 1 hồi họ mang giấy phép lái xe và đăng ký xe đi mà không lập biên bản và bảo em hôm sau đến đồn giải quyết.
Xin hỏi cảnh sát cơ động có được quyền xử phạt những lỗi đấy không? Nếu có thì việc họ thu giấy tờ xe em đi khi không lập biên bản có đúng không?
Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013 của Chính phủ, theo đó, cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử lý những hành vi sai phạm sau:
– Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy mà không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe theo quy định.
– Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư.
– Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m.
– Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
– Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
– Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông; tụ tập từ 3 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ.
– Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc kiểm soát giao thông.
– Điều khiển xe trong tình trạng say xỉn.
– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
– Điều khiển xe lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ.
– Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.
– Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ. Trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
– Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ.
– Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông…
Tuy nhiên, cảnh sát cơ động vẫn có quyền kiểm tra hành chính nếu thấy đối tượng có dấu hiệu nghi vấn.
Khi kiểm tra phát hiện có hành vi vi phạm, nếu không thuộc thẩm quyền xử phạt (hình thức xử phạt, xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả) thì CSCĐ phải chuyển vụ, việc vi phạm đến người có thẩm quyền để xử phạt.
3. Công an phường có được xử phạt lỗi không có giấy phép lái xe?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, em có thắc mắc vấn đề sau mong luật sư giải đáp giúp em ạ.
Em đang có một câu hỏi nhờ anh chị tư vấn giúp. Em năm nay 19 tuổi chưa có giấy phép lái xe, em đang học ở Sài Gòn về nhà thăm quê. Về em có đi chơi với bạn bè bằng xe máy, khi tham gia giao thông em chấp hành đội mũ bảo hiểm. Xe đi trên đường quốc lộ, em muốn hỏi là nếu em bị công an phường bắt giữ thì em có bị xử phạt hành chính không khi mà em chưa có giấy phép lái xe? Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013 của Chính phủ quy định công an phường có quyền xử lý những hành vi vi phạm giao thông sau:
– Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy mà không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe theo quy định.
– Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư.
– Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m.
– Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
– Đi vào đường cấm, khu vực cấm; Đi ngược chiều của đường một chiều, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
– Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;
– Tụ tập từ 3 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ.
– Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc kiểm soát giao thông.
– Điều khiển xe trong tình trạng say xỉn.
– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
– Điều khiển xe lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ.
– Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh;
– Người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; Điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.
– Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ. Trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
– Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng;
– Dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; Quay đầu xe trong hầm đường bộ.
– Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông…
Như vậy, theo quy định trên công an phường không có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp điều khiển xe không có giấy phép lái xe.
4. Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra giấy phép lái xe không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho mình hỏi: mình bị cảnh sát Cơ động + Công An phường thổi còi vì mình không đội nón bảo hiểm, CSCĐ kiểm tra giấy tờ xe, và bằng lái xe của mình, mình không có bằng lái xe nên CSCĐ giữ xe, vậy cho mình hỏi là: CSCĐ có quyền kiểm tra bằng lái không?( vì bạn mình nói CSCD không có quyền đó). Có quyền kiểm tra Bảo hiểm xe không? Và có quyền giữ xe không khi mình có giấy tờ xe đầy đủ và nếu được phép giữ xe thì xe mình sẽ đc tạm giữ mấy ngày?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì Cảnh sát cơ động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi quy định tại điểm i khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về hành vi người điều khiển không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”.
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông như sau:
“Điều 5. Quyền hạn
1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.
2. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.
3. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành
4. Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
5. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
6. Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.
7. Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
8. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên, cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra bằng lái xe và bảo hiểm xe của bạn.
Theo quy định tại điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:
“Điều 78. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tạiKhoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
a) Điểm a Khoản 6; Điểm b, Điểm d Khoản 8; Khoản 9; Khoản 11 Điều 5;
b) Điểm b Khoản 5; Khoản 6; Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 6;
c) Điểm c Khoản 4; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;
d) Điểm d, Điểm đ Khoản 4 (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện); Khoản 5 Điều 8;
đ) Khoản 5 Điều 11;
e) Khoản 4; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 16;
g) Khoản 3 Điều 17;
h) Điểm a, Điểm b, Điểm đ Khoản 1; Điểm c Khoản 2 Điều 19;
i) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21;
k) Điểm b Khoản 6 Điều 33.
2. Để bảo đảm thi hành
3. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.”
Luật sư
Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính như sau:
“6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.”
Theo quy định trên, cảnh sát cơ động có quyền tạm giữ một trong các giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi bạn chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu bạn không có giấy tờ nói trên cảnh sát cơ động có thể tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính.
Như vậy, nếu bạn có giấy tờ khác ngoài giấy phép lái xe thì cảnh sát cơ động có thể tạm giữ giấy tờ đó thay cho việc tạm giữ phương tiện. Thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính là 07 ngày kể từ ngày tạm giữ, thời hạn này có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật.