Công an thu xe của khách có phải bồi thường không? Điều khiển xe khách hàng nhờ sơn nhưng bị công an bắt vì xe trộm cắp.
Công an thu xe của khách có phải bồi thường không? Điều khiển xe khách hàng nhờ sơn nhưng bị công an bắt vì xe trộm cắp.
Tóm tắt câu hỏi:
Em là thợ sơn và sửa xe gắn máy em vừa nhận sơn 1 chiếc xe gắn máy của khách lạ mang tới sơn em hẹn khách là 1 tuần sau quay lai lấy xe. Sau đó em có chạy xe đi mua phụ tùng bị cảnh sát giao thông kiểm tra thi mới biết là xe gian. Bây giờ em phải làm sao luật sư?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Trong trường hợp của bạn, việc bạn nhận sơn một chiếc xe gắn máy với khách là trường hợp giao dịch giữa bạn và khách hàng là là việc thực hiện một nghĩa vụ. Theo đó, bạn là người có nghĩa vụ sơn chiếc xe cho khách còn khách hàng là người có nghĩa vụ trả tiền cho bạn.Nếu bạn lại sử dụng chiếc xe để đi mua phụ tùng nên bạn đã vi phạm nghĩa vụ do bạn chỉ được thực hiện việc sơn xe cho khách mà không được sử dụng chiếc xe để dùng vào việc cá nhân và có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 304 Bộ luật dân sự 2005 quy định về trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện như sau:
1. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.
Căn cứ vào Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
Căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của bạn đối với chủ chiếc xe đó là tính có lỗi, có hậu quả và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra. Theo thông tin bạn cung cấp thì đã có thiệt hại thực tế là chiếc xe đã bị thu mất nhưng khi xác định tính có lỗi thì bạn lại không có lỗi khi buộc phải biết chiếc xe của khách hàng là chiếc xe có được do trộm cắp mà có thể khi sử dụng vào mục đích cá nhân khiến cho chiếc xe đó bị công an thu giữ nên bạn không có lỗi trong trường hợp này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ Khoản 2 Điều trên thì có trường hợp người gây thiệt hại vẫn phải bồi thường thiệt hại ngay cả trong trường hợp không có lỗi đối với tài sản ở đây là chiếc xe là nguồn nguy hiểm cao độ có quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp này, bạn không vi phạm quy định nào trong các quy định ở trên nên bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi mà bạn gây ra là không có lỗi.