Lực lượng công an đảm nhận các phân công công việc ở phạm vi quản lý nhất định. Công an phường được trao quản lý đối với địa bàn phường. Cùng với các lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ an ninh, an toàn, giữ trật tự trên địa bàn quản lý.
Mục lục bài viết
1. Công an phường là gì?
Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền của Công an phường. Tuy nhiên xét trên địa giới hành chính xã tương đương với phường. Như vậy, các quy định đối với Công an xã được hiểu tương đương với công an phường.
Căn cứ theo quy định của Pháp lệnh Công an xã 2008 và
Công an xã/phường là lực lượng vũ trang bán chuyên trách. Hiện nay đang tăng cường lực lượng chuyên trách về công tác tại phường. Nhằm phổ biến pháp luật và thực hiện nghiêm các công tác quản lý địa bàn. Công an phường thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, với các chức năng trong giữ gìn trật tự, đảm bảo an ninh trên địa bàn. Lực lượng công an làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Và công an phường thực hiện quản lý trên địa bàn xã/phường.
Trong quyền hạn và thẩm quyền, lực lượng này được thực hiện các biện pháp phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Chủ động điều chỉnh quản lý, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Cũng như phối hợp với các cơ quan khác trong hoạt động quản lý nhà nước.
Lực lượng công an phường:
Công an phường gồm lực lượng công an chính quy và các lực lượng khác. Trong đó, các lực lượng chính quy đang dần được điều động về làm việc tại phường. Để mang đến các hiệu quả của lực lượng có chuyên môn, nghiệp vụ và được đào tạo chuyên sâu. Để giải quyết hiệu quả các quyền hạn, nhiệm vụ trong hoạt động tại địa bàn.
Lực lượng được giao nhiệm vụ quản lý trên địa bàn phường nên tiếp cận gần nhất với nhân dân. Cần thể hiện tâm sức trong tham gia tuyên truyền, vận động người dân sống và làm việc theo pháp luật. Từ đó gần dân, mang đến hiệu quả quản lý cũng như phối hợp hiệu quả, đồng bộ với các cơ quan nhà nước khác.
Công an phường tiếng Anh là Ward police.
2. Thẩm quyền của công an phường:
Theo nội dung tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 47/2011/TT – BCA:
+ Lực lượng Công an xã trong quản lý trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn:
Được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông. Thực hiện các hoạt động giám sát vi phạm trên địa bàn. Để đảm bảo tuân thủ pháp luật của các đối tượng sinh hoạt, làm việc và tham gia giao thông trên địa bàn quản lý. Đây là một thẩm quyền cụ thể trong hoạt động bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã/phường.
+ Đảm bảo công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý. Hướng đến an toàn, ổn định và tuân thủ pháp luật trên địa bàn phường.
Công an xã/ phường có vai trò quan trọng, là lực lượng nòng cốt trong tham gia quản lý bằng pháp luật. Tuy nhiên, Công an xã/phường cần thực hiện các hành vi đúng với thẩm quyền của mình. Về phạm vi, địa bàn hoạt động, cũng như thẩm quyền giải quyết vụ việc, giải quyết vi phạm.
+ Quản lý dân cư, các vấn đề trong kinh doanh, lao động,… trên địa bàn:
Quản lý cư trú, chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác của người dân. Mang đến hiệu quả tổ chức quản lý dân cư trên địa bàn. Việc đi lại, di chuyển của người dân gắn với biến động dân cư. Thông tin cá nhân của người dân có ý nghĩa trong nhiều công tác quản lý, nắm thông tin vi phạm hay các hoạt động giải quyết an ninh, trật tự khác.
Quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường.
Quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn phường. Thống nhất quản lý để xác định đúng quyền, nghĩa vụ của các cơ sở kinh doanh. Trong đó, các cơ sở phải tuân thủ pháp luật và thực hiện các nghĩa vụ liên quan.
+ Các công việc thực hiện trong thẩm quyền:
Công an xã/phường tuân thủ các quy định trong hoạt động quản lý, theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an. Tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong thẩm quyền. Yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với các vi phạm khác không thuộc thẩm quyền. Từ đó nhằm phối hợp nghiêm túc thực hiện quản lý địa bàn.
Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã phối hợp hoạt động, cung cấp thông tin có liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Hướng đến trách nhiệm của tất cả mọi người trong công tác bảo vệ trật tự, an ninh chung.
Các thẩm quyền phải gắn với nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của công an phường:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh Công an xã 2008, Công an phường có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Để tiến hành công tác quản lý, bảo vệ hay xử lý vi phạm, lực lượng cần bao quát được thông tin tình hình địa bàn. Phản ánh với an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Từ đó chủ động xây dựng các chủ trương, kế hoạch, biện pháp cần thiết để mang đến hiệu quả quản lý. Đề xuất với cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên để phối hợp quản lý địa bàn.
Xây dựng lực lượng Công an xã trong sạch, vững mạnh về chính trị, tổ chức và nghiệp vụ. Thực hiện hiệu quả ý nghĩa tổ chức thực hiện quản lý địa bàn an toàn, trật tự. Lực lượng tham gia quản lý phải cho thấy năng lực, trình độ và tiêu chuẩn đảm bảo. Lực lượng phải mang đến uy tín trong nhân dân. Là tấm gương sáng trong tinh thần bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Các nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động quản lý địa bàn bao gồm:
Quản lý, theo sát các đối tượng thuộc diện quản lý, theo dõi tại địa bàn. Như tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường và tổ chức thực hiện quản lý, giáo dục các đối tượng phải chấp hành hình phạt quản chế, cải tạo không giam giữ, người bị kết án tù nhưng được hưởng án treo cư trú trên địa bàn xã. Thực hiện nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong thi hành hình phạt cho các đối tượng. Phải đảm bảo các đối tượng đó sinh hoạt, làm việc cũng như được giám sát.
Quản lý người được đặc xá, người sau cai nghiện ma túy và người chấp hành xong hình phạt tù thuộc diện phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cấp thiết, để cấp cứu người bị nạn, cứu hộ, cứu nạn, đuổi bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm, được huy động người, phương tiện của tổ chức, cá nhân và phải trả lại ngay phương tiện được huy động khi tình huống chấm dứt và báo cáo ngay với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Các nhiệm vụ khác trong công tác quản lý chung an ninh địa bàn:
– Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức và lực lượng khác trong địa bàn nhắm phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật.
– Bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn.
– Tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm trên địa bàn.
– Kiểm tra người, đồ vật, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang.
– Tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền.
– Lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.
– Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý vụ việc.
– Tổ chức bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm đang lẩn trốn trên địa bàn xã.
– Dẫn giải người bị bắt lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp.
– Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyền hạn được quy định như sau:
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn, phải đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người dân. Trường hợp có thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Người được huy động làm nhiệm vụ mà bị thương hoặc bị chết thì được giải quyết theo chính sách của Nhà nước.
Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong trường hợp, hoàn cảnh cho phép. Gắn với công tác đào tạo và huấn luyện lực lượng theo tiêu chuẩn của ngành. Công an chính quy cần làm gương trong nội dung đào tạo về nghiệp vụ. Việc này giúp lực lượng được đồng bộ về mặt chất lượng, hướng đến hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước. Ngay từ địa bàn nhỏ nhất, cần sự thích ứng linh hoạt, hiệu quả của lực lượng có trình độ, năng lực và chuyên môn, nghiệp vụ tốt.
Tham gia thực hiện công tác tuyển sinh, tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nhân dân. Thực hiện công tác luyện tập, huấn luyện và rèn luyện theo quy định, tiêu chuẩn. Để có được lực lượng mạnh, hùng hậu. Các nghiệp vụ được đảm bảo trong hiệu quả tham gia đào tạo chính quy.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
–
– Pháp lệnh Công an xã năm 2008.