Đối với vấn đề vi phạm an toàn thực phẩm thì công an nhân dân cũng là cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm nhưng thẩm quyền vẫn bị giới hạn nhất định về đối tượng thực hiện xử phạt. Vậy công an phường được xử phạt an toàn thực phẩm không?
Mục lục bài viết
1. Hành vi nào sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm?
Cá nhân, tổ chức khi tham gia vào hoạt động kinh doanh thì vấn đề về an toàn thực phẩm luôn là một trong những lĩnh vực được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố thì quá trình kiểm soát nhanh chóng kịp thời có yếu tố quyết định để ngăn chặn sự việc các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm. Theo quy định tại
– Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm liên quan đến điều kiện để đảm bảo an toàn đối với sản phẩm thực phẩm mà mình đang trực tiếp, sản xuất, buôn bán quản lý;
– Để có thể đưa thực phẩm cũng như dịch vụ liên quan đến thực phẩm ra ngoài thị trường cung cấp cho người dân thì phải đảm bảo những điều kiện cơ bản an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh, cung cấp thực phẩm đã được quy định nếu có hành vi vi phạm thì cũng sẽ bị xử phạt hành chính theo đúng lỗi mà mình đã gây;
– Trong một số trường hợp thực phẩm được dùng để nhập khẩu, xuất khẩu mà vi phạm quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với loại thực phẩm này và vi phạm quy định khác liên quan đến điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm ra ngoài thị trường;
– Nhu cầu quảng cáo thông tin giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm là một nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên nếu có hành vi vi phạm liên quan về vấn đề này hoặc kiểm nghiệm thực phẩm, phân tích nguy cơ, phòng ngừa ngăn chặn, đồng thời là việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm liên quan đến truy xuất nguồn gốc thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn mà có sự vi phạm thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt bởi cơ quan có thẩm quyền;
Lưu ý rằng: Đối với một số hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực có liên quan đến an toàn thực phẩm nhưng không nằm trong những hành vi được quy định tại Nghị định này thì không có nghĩa sẽ không bị xử phạt bởi vì nếu các hành vi quy định trong một Nghị định hoặc văn bản pháp luật khác của Chính phủ thì vẫn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
2. Công an phường được xử phạt an toàn thực phẩm không?
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính đối với các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm được trao cho nhiều cá nhân, tổ chức, có thể kể đến như Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp , thẩm quyền của Thanh tra, của Công an nhân dân.. Tuy nhiên, một số trường hợp không phải cá nhân nào cũng được tiến hành xử lý về an toàn thực phẩm mà phải thực hiện theo đúng thẩm quyền đặc biệt đối với thẩm quyền của công an đều có những giới hạn nhất định. Theo quy định tại điều 30 của
– Chiến Sĩ Công An đang thi hành công vụ được trao thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm lần 500.000 đồng,còn trong trường hợp phát hiện tổ chức các hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ lên đến 1 triệu đồng;
– Trong trường hợp, Trưởng trạm đội trưởng của những người Chiến sĩ công an nhân dân đã được ghi nhận phía trên có quyền phạt tiền đến 1,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của cá nhân và mức phạt tiền của tổ chức sẽ là gấp đôi mức vi phạm của cá nhân là 3 triệu đồng;
Ngoài ra, cá nhân đang giữ vị trí là Trưởng công an cấp xã, Trưởng đồn công an, Trưởng trạm công an cửa khẩu ,khu chế xuất; Trưởng Công an cửa khẩu cảng hàng không quốc tế; Thủy đội trưởng có quyền được xử phạt đối với cá nhân và tổ chức. Theo đó cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 2.500.000 đồng, còn đối với tổ chức là 5 triệu; các cá nhân này còn được trao thêm quyền tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính nếu xác định rằng tang vật và phương tiện này có giá trị không vượt quá 5 triệu đồng đối với cá nhân còn đối với tổ chức được xác định là 10 triệu đồng;
Đồng thời còn có thể áp dụng biện pháp khắc phục quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 của Nghị định này, cụ thể là buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm có nội dung vi phạm; tang vật vi phạm; lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm;
Như vậy, Công an phường được trao quyền hạn để xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm nếu phát hiện hành vi vi phạm nhưng không phải mọi công an phường đều có thẩm quyền này mà chỉ Trưởng công an phường mới được quyền xử phạt.
3. Công an phường được áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả về an toàn vệ sinh thực phẩm phạt thế nào?
– HIện nay các hành vi được đánh giá là vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm thì mỗi hành vi vi hạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền;
– Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt còn phải xem xét đến tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Tùy từng trường hợp mà thực hiện việc tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, Thời gian để tước Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thể từ 01 tháng đến 24 tháng;
+ Nếu cần thiết thì có thể áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động mà hiện nay thời hạn để thực hiện việc này là từ 01 tháng đến 12 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
+ Tiến hành tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
– Cá nhân, tổ chức cũng không thể tránh khỏi trường hợp bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
+ Cơ quan có thẩm quyền bắt buộc cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm thực hiện việc tái xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
+ Xác định được nguồn nguy hiểm nếu vẫn để nguyên vật liệu không đảm bảo an toàn thực phẩm trên thị trường thì sẽ buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm có nội dung vi phạm; tang vật vi phạm; lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm;
+ Những thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn thì buộc cải chính;
+ Cá nhân, tổ chức sẽ bắt buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm; tài liệu, ấn phẩm đã phát hành;
+ Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm;
+ Trong trường hợp bản tự công bố sản phẩm có sai phạm thì buộc thu hồi theo đúng quy định;
+ Bắt buộc tiến hành việc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm;
+ Nếu có phát sinh chi phí liên quan đến việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm thì buộc chịu mọi chi phí cho vấn đề này;
+ Buộc ngừng việc sử dụng phương tiện vận chuyển; Buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa; Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm, Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu; Đồng thời, còn tuân thủ hình thức xử bổ sung là buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn.
– Việc thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Đối với trường hợp áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động có thời hạn, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ quy trình xử lý là gửi văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt;
+ Còn trong trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa, người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng phải thực hiện hoạt động là gửi văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc tiếp nhận để thu hồi;
+ Ngoài ra, cần thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của