Công an xã, phường có được xử phạt giao thông không? Công an xã, phường được xử phạt những lỗi vi phạm gì? Công an cấp xã phường có được lập chốt, dừng phương tiện giao thông và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông không?
Hiện nay, để đảm bảo hoạt động an toàn giao thông, ngoài lực lượng chủ chốt là Cảnh sát giao thông thì lực lượng công an xã, phường cũng là một trong những lược lượng có thẩm quyền tuần tra, kiểm soát và xử phạt với một số trường hợp nhất định.
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Công an cấp xã
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 27/2010/NĐ-CP, trong những trường hợp cần thiết lực lượng Công an xã có thể phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ để tham gia tuần tra, kiểm soát, cụ thể như sau:
– Trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị – xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương.
– Các đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp.
– Trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Trong trường hợp này, Công an xã thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP và Hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA, cụ thể như sau:
– Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bố trí lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch
– Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;
– Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.
– Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
Lưu ý:
Công an xã khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được trang bị phương tiện nghiệp vụ gồm: còi, gậy chỉ huy giao thông và các biểu mẫu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là biểu mẫu).
– Phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu chỉ được trang bị để làm nhiệm vụ; khi thực hiện xong nhiệm vụ, phải giao lại cho người có trách nhiệm trực tiếp quản lý. Việc giao, nhận phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu phải có ký nhận, ghi vào sổ theo dõi và quản lý chặt chẽ.
– Nghiêm cấm việc sử dụng trái phép phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu; giao phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu cho người không có trách nhiệm mượn, sử dụng hoặc mang về nhà riêng.
2. Quy định chung về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an cấp xã
Theo quy đinh tại Khoản 3 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Khoản 3 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Trưởng Công an cấp xã có quyền xử phạt hành chính với các hình thức sau:
Thứ nhất, phạt cảnh cáo
Thứ hai, phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của
Thứ ba, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định
Thứ tư, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
– Buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;
3. Quy định về lỗi vi phạm trong lĩnh vực giao thông thuộc thẩm quyền xử phạt của Công an xã
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 74
Thứ nhất, các lỗi vi phạm quy định giao thông đường bộ của ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô (trừ trường hợp gây tai nạn giao thông) sau đây:
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ, điểm g khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
+ Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;
+ Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm điểm g, điểm h khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
+ Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;
+ Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định và điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
+ Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định
+ Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
+ Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa;
+ Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm b khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
+ Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”;
+ Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;
+ Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép
Thứ hai, các lỗi vi phạm quy định giao thông đường bộ của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (trừ trường hợp gây tai nạn giao thông) tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sau đây:
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm g, điểm n khoản 1:
+ Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù)
+ Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l khoản 2:
+ Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
+ Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;
+ Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
+ Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
+ Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
+ Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
+ Dừng xe, đỗ xe trên cầu;
+ Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
+ Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
+ Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.
– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm tại điểm b, điểm d khoản 4 Điều 6:
+ Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
+ Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
Thứ ba, các lỗi vi phạm quy định giao thông đường bộ của người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) trừ trường hợp gây tai nạn giao thông tại Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sau đây:
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm đ, điểm g khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Thứ tư, các lỗi vi phạm quy định giao thông đường bộ của người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sau đây:
– Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 1 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
– Phạt tiền với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Thứ năm, lỗi người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định tại Điều 9 và lỗi người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định tại Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Thứ sáu, xử phạt các lỗi khác theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
– Lỗi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 6, khoản 7 Điều 11;
– Lỗi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại điểm a khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 12
– Xử phạt các lỗi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại Khoản 1, khoản 2 Điều 15;
– Xử phạt người điều khiển xe thô sơ vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông quy định tại Điều 18; khoản 1 Điều 20;
Ngoài ra, Trưởng công an cấp xã có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm tại Điểm b khoản 3 Điều 23; Khoản 4 Điều 31; khoản 1, khoản 2 Điều 32; khoản 1 Điều 34; Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 47; điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 49; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 53; khoản 1 Điều 72; Khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2; khoản 3 Điều 73.