Công an gọi lên lấy lời khai qua điện thoại có đúng không? Gọi điện qua điện thoại yêu cầu lên làm việc tại trụ sở công an thì giải quyết thế nào?
Công an gọi lên lấy lời khai qua điện thoại có đúng không? Gọi điện qua điện thoại yêu cầu lên làm việc tại trụ sở công an thì giải quyết thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư. Cho em hỏi. Em ở vũng tàu. Tự nhiên 1 buổi sáng kia có 1 người tự gọi điện thoại tự xưng cảnh sát hình sự. Nói có gửi thư mời em lên tỉnh bà rịa dể điều tra 1 sự việc. Sao em chưa ra. Em có nhận được thư mời chưa? Em nói chưa. Mà thực sự em rất ngở ngàng. Em hỏi. Ủa em có làm gì hay phạm tội gì không mà mời vậy anh ? Anh CS đó nói. Gửi thư mời từ thứ 2 mà nay là thứ tư tôi chưa thấy chị lên. Hôm nay thì tôi gọi điện mời chị lên điều tra sự việc. Và lên đi rồi biết. Em nghe vậy cũng lo và hoang mang không biết mình bị điều tra vê chuyện gi. Rồi em nói cho gia đình em biết. Thì gia đình em nói chắc bị gạt. Nên em cũng không đi. Và dến chiều anh Cs đó gọi lại hỏi sao không thấy em lên. Thi chồng em nghe dt nói. Anh gọi vợ tôi làm gì. Thì anh cũng nói lên để điều tra 1 sự việc mà không nói việc gì. Rồi anh Cs đó nói tôi gọi mời mà không lên thì đừng trách. Cho em hỏi anh Cs đó làm vậy đúng không? Em thực sự không có nhận thư mời hay thư gì hết. Vậy em phải làm sao. Xin luật sư cho em biết.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định của pháp luật tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, trong quá trình điều tra, Công an cũng có thể yêu cầu người dân đến và hợp tác thông qua giấy mời hoặc giấy triệu tập. Giấy mời và giấy triệu tập là hai loại giấy có bản chất khác nhau.
Hiện tại, chưa có văn bản pháp luật nào quy định người dân khi nhận được giấy mời (không rõ thẩm quyền) của Công an là bắt buộc phải đến theo yêu cầu. Như vậy, bạn không phải bắt buộc đến theo yêu cầu trong trường hợp bạn có giấy mời của
Trường hợp cơ quan điều tra có gửi giấy triệu tập, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ tố tụng (bắt buộc) đối với những người thuộc diện sau:
– Bị can: phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát (theo khoản 3 Điều 49).
– Bị cáo: phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án (theo khoản 3 Điều 50).
– Người bị hại: là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án (theo khoản 4 Điều 51).
– Nguyên đơn dân sự: là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại (theo khoản 3 Điều 52).
– Bị đơn dân sự: là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại (theo khoản 3 Điều 53).
>>> Luật sư
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình (theo khoản 2 Điều 54).
– Người làm chứng: người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng. Người làm chứng có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án (theo khoản 4 Điều 55).
Trong tất cả các tường hợp trên khi gửi Giấy triệu tập thì người nhận được giấy đều có quyền được biết các thông tin về: Quyết định khởi tố vụ án Hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng; tư cách tham gia tố tụng của mình là gì, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng riêng theo từng loại tư cách tham gia, và ghi rõ vào
Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người có nghĩa vụ hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú hoặc làm việc.
Khi có hành vi bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ có mặt theo yêu cầu của giấy triệu tập, người bị triệu tập có thể bị truy nã theo quy định tại Điều 82 Bộ luật tố tụng Hình sự 2003.
Điều 82. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
Vậy trong trường hợp này bạn có thể kiểm tra lại chính quyền địa phương hoặc nơi làm việc để xác nhận lại thông tin về giấy mời hoặc giấy triệu tập có được gửi đến hay không, nếu cả hai loại giấy này đều không được gửi đến cho bạn và người xưng là cảnh sát không cho bạn thông tin chi tiết về lý do nhận được giấy cũng như vụ án được để cập tới để giải quyết thì bạn không nên làm theo yêu cầu của họ tránh những trường hợp bị vướng vào những rắc rối không mong muốn như lừa đảo, bắt cóc, tống tiền,…