Luật sư tư vấn luật dân sự miễn phí trực tuyến. Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài 19001950. Dịch vụ tư vấn luật dân sự trực tuyến uy tín hàng đầu Việt Nam.
Công an gây tai nạn giao thông có bị xử lý kỷ luật? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn giao thông theo quy định.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi! Em đi đường bị người ta tông phải. Em đi đúng đường đi rất chậm. Chẳng may bị xe người khác vượt xe ô tô tông phải em! Em bị nhẹ, khâu 8 mũi, còn người đó (A) bị chấn thương sọ não thì em có bị gì không? Mong hồi đáp em sớm nhất! Xin chân thành cảm ơn! Do em làm bên ngành công an nhưng chưa rõ luật! Cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
+ Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009
2. Giải quyết vấn đề
Theo điều 604 Bộ luật dân sự 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
– Người có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường;
– Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Như bạn có trình bày, bạn đi đúng làn đường, một xe khác vượt ô tô và đâm vào xe bạn. Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về phía bạn hay không còn phải dựa trên việc xác định lỗi thuộc về bên nào? Nếu người bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại cho chính mình, khi vượt xe không có tín hiệu xi nhan báo vượt thì người bị thiệt hại phải tự chịu thiệt hại; nếu bạn là người có hành vi gây ra thiệt hại không đảm bảo tốc độ và khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông thì bạn có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại; nếu là lỗi của cả 2 bên thì mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm trong phần lỗi của mình.
Căn cứ Điều 12 Thông
"1.Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (km/h)
Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)
> 60
35
80
55
100
70
120
100
2. Khi điều khiển xe chạy với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn.
3. Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định tại khoản 1 Điều này."
Theo đó, khi tham gia giao thông các bên cần phải tuân thủ quy định về việc sử dụng đúng làn đường và đảm bảo khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông theo quy định trên.
Xác định mức thiệt hại bồi thường được quy định tại điều 608 và 609 Bộ luật dân sự 2005:
– Thiệt hại về tài sản
+ Tài sản bị mất hoặc tài sản bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại
+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng tài sản
+ Chi phí khắc phục, ngăn chặn thiệt hại
– Thiệt hại về sức khỏe
+ Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại
+ Chi phí đền bù về tổn thất tinh thần
+ Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
+ Một khoản tiền để bù đắp tinh thần cho người bị thiệt hại
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về trách nhiệm do gây tai nạn giao thông: 1900.6568
Ngoài ra, trong trường hợp nếu lỗi hoàn toàn do phía bên bạn, mà gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người bị tai nạn thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009:
"Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
[…]"
Hậu quả gây thiệt hại nghiêm trọng theo hướng dẫn bởi Khoản 4.1 Điều 4 Phần 1 Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP cụ thể như sau:
+ Làm chết một người;
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; Hoặc nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
+ Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng
Về việc xử lý kỷ luật sẽ được áp dụng theo nội quy, quy chế của đơn vị bạn.
Như vậy, bạn đối chiếu theo các quy định nêu trên vào trường hợp của mình để xem xét, áp dụng sao cho phù hợp.