Trong tính chất ngành nghề với bảo vệ an ninh, trật tự và các ý nghĩa cao hơn. Công an nhân dân có mặt ở mọi hoạt động và phạm vi, nhằm đảm bảo cho các tính chất trong công tác trong xã hội. Cùng tìm hiểu về công an biệt phái qua bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Công an biệt phái là gì?
Hiện nay, pháp luật không có khái niệm cụ thể để chỉ về công an biệt phái. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể hiểu được tính chất của công an biệt phái qua các quy định pháp luật có liên quan. Như nội dung quy định Biệt phái sĩ quan Công an nhân dân theo khoản 1 Điều 29
“1. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, cấp có thẩm quyền quyết định biệt phái sĩ quan Công an nhân dân đến công tác tại cơ quan, tổ chức ngoài Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.”.
Khái niệm.
Công an biệt phái là các sĩ quan công an nhân dân được cắt cử đi công tác, làm việc tại cơ quan, tổ chức ngoài Công an nhân dân theo quy định của pháp luật. Trong các tính chất thực hiện công việc nhằm đảm bảo tính chất nghiệp vụ của công an nhân dân. Đó là bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
Biệt phái phản ánh tính chất đặc biệt trong thực hiện công vụ. Khi sĩ quan công an được phái đi thực hiện nhiệm vụ ở các địa điểm, cơ quan khác. Bởi nhu cầu trong đảm bảo an ninh,… không chỉ được tiến hành ở tổ chức Công an nhân dân. Mà cần có các chiến sĩ với thẩm quyền và sức mạnh của mình để thực hiện các công việc đó. Tìm kiếm các giá trị trong bảo vệ đất nước ổn định và phát triển nói chung.
Xét về bản chất, công an biệt phái vẫn thực hiện các tính chất trong công việc và nghiệp vụ. Họ chỉ thay đổi địa bàn hoạt động để tìm kiếm các ổn định cao hơn trong nhu cầu thực hiện nhiệm vụ. Với tính chất công việc, cần duy trì và nâng cao giá trị, sức mạnh của người công an nhân dân.
Công an biệt phái tiếng Anh là: Seconded Police
2. Biệt phái sĩ quan Công an nhân dân:
Nội dung này được quy định cụ thể trong Điều 29
“Điều 29. Biệt phái sĩ quan Công an nhân dân
1. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, cấp có thẩm quyền quyết định biệt phái sĩ quan Công an nhân dân đến công tác tại cơ quan, tổ chức ngoài Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được hưởng chế độ, chính sách như sĩ quan đang công tác trong Công an nhân dân. Việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm đối với sĩ quan biệt phái thực hiện như đối với sĩ quan đang công tác trong Công an nhân dân, trừ sĩ quan biệt phái quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, khoản 3 Điều 25 và khoản 1 Điều 27 của Luật này.
Sĩ quan Công an nhân dân khi kết thúc nhiệm vụ biệt phái được xem xét, bố trí chức vụ tương đương chức vụ biệt phái; được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ biệt phái.
3. Cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan Công an nhân dân được biệt phái đến có trách nhiệm giao nhiệm vụ, giữ bí mật và bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho sĩ quan biệt phái theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.
2.1. Tính chất yêu cầu nhiệm vụ (khoản 1):
Tính chất này được phản ánh trong yêu cầu đòi hỏi cao hơn dành cho người công an nhân dân. Tức là bảo đảm cho tính chất an toàn và ổn định hoạt động của toàn dân. Do đó mà địa bàn hoạt động, quản lý và làm việc của họ cũng rộng hơn. Tính chất biệt phái mang đến sự cắt cử, phái đi làm nhiệm vụ ở nơi khác. Khi đó, họ được thực hiện với nghiệp vụ cũng như quyền hạn nhất định. Phản ánh hiệu quả với chức vụ hay công việc họ đảm nhận thực tế ở nơi mà họ đến.
Nhiệm vụ đảm bảo thực hiện với tính chất nghiệp vụ:
– Bảo vệ an ninh quốc gia. An ninh quốc gia được phản ánh với tính chất so với các yếu tố nhòm ngó từ bên ngoài. Khi đó, tính chất ổn định, hòa bình của quốc gia cần được đảm bảo. Từ đó mà người dân mới có cơ sở để tìm kiếm sự ổn định và hạnh phúc trong xã hội. Hay xác định nền tảng để gây dựng và phát triển nền kinh tế. Một yêu cầu trong tính chiến lược quốc gia đưa ra trong tính chất vĩ mô.
– Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Với các mối quan hệ hay ràng buộc thực tế trong xã hội. Ở đây phạm vi tác động đã nhỏ hơn trong hoạt động với lãnh thổ nước ta. Cùng với hệ thống pháp luật, công việc của người công an nhân dân cũng là thực thi pháp luật. Đảm bảo cho tính chất quản lý nhà nước và xã hội hiệu quả. Có như vậy thì kinh tế mới có nền tảng vững chắc phát triển được. Trật tự xã hội được thiết lập trên cơ sở phổ biến, tuyên truyền và áp dụng pháp luật. Trong đó, công an dân dân hướng dẫn, tuyên truyền và đảm bảo cho pháp luật được phổ biến và thực thi.
– Đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Với các thẩm quyền trong thực thi quyền lực nhà nước. Việc đấu tranh phòng chống tội phạm giúp loại bỏ các thành phần xấu ra khỏi xã hội. Cải tạo các đối tượng trước khi trả về xã hội hay đảm bảo giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Pháp luật đặt ra là để tuân thủ. Con người không được làm những gì pháp luật cấm. Và được làm những gì pháp luật không cấm. Và người công an có nhiệm vụ quản lý để mang lại hiệu quả phản ánh với trật tự xã hội.
Tính chất biệt phái.
Các nhiệm vụ phân tích bên trên phải được đảm bảo thực hiện. Trong đó, tính chất nghiệp vụ không phản ánh trong phạm vi công an nhân dân. Các sĩ quan này được cắt cử, phái đi thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và ý nghĩa hơn trong tính chất công việc của họ. Đó là công tác tại cơ quan, tổ chức ngoài Công an nhân dân. Tất nhiên, các công việc này phải được thực hiện đảm bảo với quy định của pháp luật trong mục đích, quyền hạn và năng lực chuyên môn,…
2.2. Đảm bảo chế độ quyền lợi, chức vụ (khoản 2):
Vớ chế độ và chính sách được đảm bảo trong tính chất nghề nghiệp. Họ chỉ đang thực hiện nhiệm vụ của mình trong công tác. Do đó mà tính chất của quyền lợi hay hưởng chế độ luôn được đảm bảo. Khi họ được cử đi công tác, chắc chắn có các tiềm năng hay giá trị có thể đóng góp và phản ánh tốt ở họ. Xác định với các năng lực trong xử lý, giải quyết công việc. Hay các tư duy, năng lực quản lý và chi phối,…
Do đó việc cử đi công tác như những cơ hội tốt mở ra với nghề nghiệp của họ. Biệt phái cũng xác định với khoảng thời gian nhất định. Đặc biệt là các yêu cầu trong chỉ tiêu hay tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, người sĩ quan công an có thể chứng minh bản thân trong chuyến công tác. Các cơ hội nghề nghiệp tốt hơn cũng sẽ được tìm kiếm ở những chức vụ cao hơn.
Các tính chất trong khen thưởng, kỷ luật cũng được phản ánh khi hết thời gian công tác. Đây cũng là nội dung được quy định cụ thể. Mang đến yêu cầu trong nghiêm túc, cống hiến và nỗ lực học hỏi. Họ có thể nhận được các quyết định phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm tương ứng. Tùy theo phản ánh trong kết quả hoàn thành nhiệm vụ.
Ngoài ra phải kể đến các giá trị đóng góp trong quá trình giữ chức vụ khi làm công an biệt phái. Nếu họ có năng lực và khả năng được đánh giá cao trong tính chất công việc nào đó. Họ sẽ được xem xét để đảm nhiệm các chức vụ tương đương. Điều này giúp cho các giá trị tiềm năng được khai thác và phát huy trên thực tế. Điểm mạnh được sử dụng hợp lý và hiệu quả. Cũng như là các quyền và lợi ích họ nhận được khi thực hiện nhiệm vụ của một công an biệt phái.
2.3. Đảm bảo điều kiện làm việc, sinh hoạt (khoản 3):
Đây là nội dung yêu cầu theo quy định của pháp luật hiện hành. Đặt ra với các tính chất cung cấp điều kiện làm việc và sinh hoạt tối thiểu cho họ khi thực hiện nhiệm vụ công tác. Các hoạt động trong ngành được đảm bảo hiệu quả khi họ có được một điều kiện sống đáp ứng cơ bản. Đặt ra yêu cầu đối với cơ quan, tổ chức tiếp nhận công an biệt phái. Đặc biệt là các trách nhiệm của họ trong giao nhiệm vụ và giữ bí mật cần thiết.
Các tính chất trong hoạt động của công an biệt phái không phải lúc nào cũng công khai để phản ánh thông tin. Đôi khi các bí mật là tính chất nghề nghiệp để tìm kiếm các điều kiện hoạt động hiệu quả. Do đó mà với những yêu cầu cụ thể phải được trang bị và đáp ứng. Môi trường làm việc phải được đảm bảo mới có thể mang đến các giá trị hoàn thành nhiệm vụ. Các nét riêng biệt trong tính chất công việc và hoạt động của công an biệt phái sẽ mang đến các ý nghĩa tìm kiếm hay phản ánh khác nhau trong công việc.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: