Condotel là cái tên khá quen thuộc mà ta thường được nghe trong thực tiễn đời sống, đặc biệt là trong hoạt động du lịch. Vậy Condotel là gì? Quy định về loại căn hộ du lịch Condotel ra sao? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Condotel là gì?
Condotel là cái tên khá quen thuộc mà ta thường được nghe trong thực tiễn đời sống, đặc biệt là trong hoạt động du lịch. Condotel là từ ghép của condominium và hotel, dịch ra tiếng việt sẽ là căn hộ khách sạn hoặc căn hộ du lịch.
Hiểu một cách đơn giản Condotel (căn hộ du lịch) hộ du lịch là căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch và khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
Trong bối cảnh thị trường du lịch phát triển ngày càng mạnh mẽ như ngày nay, loại hình lưu trú du lịch này ngày càng được mở rộng. Nhu cầu sử dụng bất động sản khi đi du lịch ngày càng nhiều là điều kiện cho tiền đề thúc đẩy lớn mạnh của loại hình lưu trú này.
Khi đi du lịch, bên cạnh việc du lịch ngắn hạn, có rất nhiều khách hàng hướng đến việc lưu trú tại địa điểm du lịch trong một khoảng thời gian nhất định. Lúc này, người ta gọi việc ở lại các địa điểm du lịch là lưu trú du lịch.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, có rất nhiều mô hình, loại hình lưu trú du lịch khác nhau. Với từng tên gọi cụ thể thì loại hình cư trú này cũng có những đặc điểm riêng biệt. Song, chúng đều hướng đến mục đích chung là trở thành địa điểm lưu trú cho khách hàng trong một khoảng thời gian.
Hiện nay, du lịch phát triển bùng nổ, nhu cầu về chất lượng dịch vụ du lịch của người dân cũng ngày càng lớn. Vậy nên, ở từng loại hình lưu trú du lịch cũng cần đảm bảo sự chất lượng về thực tiến phục vụ, hoạt động; tuân thủ các quy định chung về thể thức vận hành mà Nhà nước đưa ra.
2. Quy định về loại căn hộ du lịch Condotel?
Theo quy định tại Điều 21
Có thể thấy, căn hộ du lịch là một trong những loại hình cơ sở lưu trú du lịch. Hoạt động của loại hình lưu trú du lịch này phải tuân thủ đúng theo các quy định mà pháp luật đưa ra.
– Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định một số vấn đề về căn hộ du lịch Condotel, theo đó, căn hộ du lịch phải đảm bảo điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ là:
+ Căn hộ du lịch phải có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước.
+ Căn hộ du lịch phải có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
+ Căn hộ du lịch phải đảm bảo có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.
+ Người quản lý căn hộ du lịch phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
Trên đây là những điều kiện mà căn hộ du lịch Condotel cần đảm bảo tuân thủ trong quá trình vận hành. Chỉ khi tuân thủ theo các quy định nêu trên, việc vận hành căn hộ du lịch mới đảm bảo tính tuân thủ và chuẩn chỉnh theo quy định của pháp luật.
– Theo nội dung phân tích trên đây, có thể thấy, căn hộ du lịch Condotel là một loại bất động sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, các vấn đề liên quan đến xây dựng, tạo lập và quản lý sử dụng liên quan đến căn hộ du lịch phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, đất đai và xây dựng có liên quan. Đồng thời, đây là một trong những đối tượng trong khâu vận hành của loại hình thương mại dịch vụ, thị trường du lịch. Nên việc đáp ứng các quy định của pháp luật giúp loại hình cơ sở lưu trú du lịch này đảm bảo tính toàn diện về mặt pháp lý, đảm bảo chất lượng trong quá trình vận hành. Mục tiêu lớn nhất mà nền du lịch hướng đến là tạo lập ra được những giá trị toàn diện về kinh tế, giúp kinh tế du lịch Việt Nam có được những bước chuyển mạnh mẽ, phục vụ nhu cầu sử dụng của khách hàng trong nước và quốc tế. Hơn hết, nó giúp tạo ra bước phát triển mạnh mẽ cho nền du lịch nước nhà.
– Đồng thời, trong quá trình vận hành, loại hình cơ sở lưu trú du lịch này phải đảm bảo quy tắc về thương mại, hoạt động phòng cháy chữa cháy, cùng các vấn đề pháp lý liên quan khác. Như vậy, mới tạo ra sự chuẩn chỉnh trong tất cả các khâu vận hành của hoạt động du lịch.
Trên đây là những quy định về loại hình cơ sở lưu trú du lịch: Condotel (căn hộ du lịch). Tất cả các doanh nghiệp, cá nhân vận hành loại hình lưu trú này phải tuân thủ nghiêm theo các quy định mà Nhà nước đưa ra.
3. Mẫu hợp đồng thuê căn hộ du lịch Condotel:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày …. tháng …. năm…..
HỢP ĐỒNG THUÊ PHÒNG KHÁCH SẠN
Căn cứ vào Bộ luật Dân sự số
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên.
Hôm nay, ngày … tháng … năm …., tại Khách sạn …. Chúng tôi gồm có:
BÊN A: ĐẠI DIỆN CỦA BÊN CHO THUÊ
Người đại diện:…….
Chức vụ: …………..
Mã số thuế: …………
Địa điểm: …………….
BÊN B: BÊN THUÊ
CCCD/ CMND số: …………
Nơi đăng ký thường trú: …………
Bên A và Bên B sau đây gọi chung là “Hai Bên” hoặc “Các Bên”.
Sau khi thảo luận, Hai bên thống nhất đi đến ký kết hợp đồng với các điều khoản và điều kiện dưới đây:
Điều 1. Nội dung của hợp đồng
Bên A cho Bên B thuê … phòng để nhân viên nghỉ trong thời gian tham gia công tác tại …… Phòng thuê ở khách sạn… tại địa chỉ số………….
Điều 2. Giá cả và phương thức thanh toán
2.1. Giá cho thuê khách sạn từ ngày ký hợp đồng là …. đồng/ngày (bằng chữ: …đồng)
2.2. Bên B thanh toán cho Bên A bằng hình thức chuyển khoản.
Bên B chuyển vào tài khoản của Bên A theo thông tin sau:
Tên chủ tài khoản: ……
Số tài khoản: ………..
2.3. Tiền thuê khách sạn được thanh toán thành 02 đợt:
+ Đợt thanh toán lần 1: ………..
+ Đợt thanh toán lần 2: ……….
Điều 3. Thời gian thực hiện
Thời hạn hợp đồng có hiệu lực từ ngày…..đến ngày …….
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
4.1. Bên A giao phòng và trang thiết bị gắn liền với phòng khách sạn
4.2. Bên A có trách nhiệm chuẩn bị, dọn dẹp phòng theo thỏa thuận.
4.3. Yêu cầu Bên B thanh toán đầy đủ, đúng hạn phí dịch vụ theo quy định của Hợp đồng này.
4.4. Yêu cầu Bên B có trách nhiệm trong việc sửa chữa phần hư hỏng, bồi thường thiệt hại do lỗi của Bên B gây ra.
4.5. Bên A giao phòng khách sạn trong tình trạng như đã thỏa thuận.
4.6. Bên A sẽ sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của phòng khách sạn.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
5.1. Bên B có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho Bên A theo mức giá đã thỏa thuận đáp ứng yêu cầu về chất lượng
5.2. Bên B sử dụng phòng khách sạn đúng mục đích.
5.3. Bên B có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê nếu được bên cho thuê đồng ý bằng tin nhắn, fax, email và văn bản khác
5.4. Bên B phải trả lại phòng trong tình trạng như khi nhận phòng.
Điều 6. Chấm dứt hợp đồng
6.1. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
6.2. Một trong hai bên muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn thì phải thông báo cho bên kia trước 02 ngày so với ngày muốn chấm dứt. Nếu một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ thông báo cho bên kia thì sẽ phải bồi thường cho bên đó một khoản tiền thuê tương đương với thời gian không thông báo và các thiệt khác phát sinh do việc chấm dứt hợp đồng trái quy định.
Điều 7. Thỏa thuận chung
7.1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày hai bên cùng ký kết.
7.2. Hai bên cam kết thực hiện điều khoản ghi trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện mà có vấn đề phát sinh, thay đổi thì hai bên có trách nhiệm thông báo cho nhau để cùng bàn bạc bằng thương lượng, hòa giải. Nếu không giải quyết được thì có thể đệ đơn lên Tòa án có thẩm quyền để giải quyết.
7.3. Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau và mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký và ghi rõ họ tên) | ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký và ghi rõ họ tên) |
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự 2015;
Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch; biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch.