Lô đất mẹ tôi bỏ tiền mua chỉ có giấy viết tay, không có xác nhận của địa phương. Vợ chồng tôi ở trên lô đất, đóng thuế đất từ 1976 đến nay. Bây giờ con riêng của cha tôi tranh chấp thừa kế có được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Năm 1976, mẹ tôi có mua mảnh đất 300 m2 cho tôi ở. Lô đất mẹ tôi bỏ tiền mua chỉ có giấy viết tay, không có xác nhận của chính quyền địa phương. Vợ chồng chúng tôi ở trên lô đất, kê khai sổ bộ, đóng thuế đất và thực hiện nghĩa vụ tại địa phương từ 1976 đến nay. Bây giờ các con riêng của cha tôi tranh chấp thừa kế có được hay không? Lô đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định thì người sử dụng đất phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế đối với mảnh đất được sử dụng. Do đó, bạn đã sử dụng mảnh đất nên bạn phải có nghĩa vụ nộp thuế. Nghĩa vụ này không phải là căn cứ để xác lập quyền sử dụng đất thuộc về bạn.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 49, điểm d, khoản 1, Điều 50 Luật Đất đai, nếu có”
“Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993”.
Do đó, cha mẹ bạn có thể dùng giấy tờ mua bán đất cũ, xin xác nhận của UBND xã, phường nơi quản lý lô đất đó xác nhận đất không có tranh chấp và đã được sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
>>> Luật sư
Khi có xác nhận của UBND xã, phường xác nhận, cha mẹ bạn có thể thực hiện việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trình tự thủ tục được quy định tại Nghị định số 88/2009/NĐ-CP.
Theo quy định của pháp luật thì quyền thừa kế của cá nhân được bảo vệ, cụ thể Điều 631, “Bộ luật dân sự 2015” “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”
Điều 632, “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
“Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”
Như vậy nếu cha mẹ bạn vẫn còn sống thì cha mẹ bạn có quyền thực hiện quyền thừa kế của mình bằng cách để lại di chúc để định đoạt tài sản của họ cho người mà họ muốn cho hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật. Nếu cha bạn chết không để lại di chúc, thì con riêng của cha bạn có quyền hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
“Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.”