Con của Liệt sĩ có được miễn đóng các loại quỹ an ninh quốc phòng, đền ơn đáp nghĩa không? Chế độ chính sách tại địa phương cho thân nhân Liệt sĩ.
Con của Liệt sĩ có được miễn đóng các loại quỹ an ninh quốc phòng, đền ơn đáp nghĩa không? Chế độ chính sách tại địa phương cho thân nhân Liệt sĩ.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là con một của liệt sĩ nhưng trưởng thôn nơi tôi sinh sống lại yêu cầu tôi phải đóng các loại quỹ: quỹ an ninh quốc phòng, quý đền ơn đáp nghĩa … nhưng khi tôi tìm hiểu trên mạng thấy mình không thuộc diện vận động chứ đừng nói là đối tượng bắt buộc. Vậy xin hỏi luật sư thôn tôi làm như vậy có đúng chính sách nhà nước không? Tôi xin chân thành cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
– Căn cứ Điều 7 Nghị định 45/2006/NĐ-CP ban hành điều lệ quản lý và sử dụng quỹ đền ơn đáp nghĩa như sau:
"Điều 7.
1.Các đối tượng được vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ban gồm:
a) Công dân Việt Nam đang làm việc tại:
– Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
– Các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;
– Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam;
– Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
– Cơ sở văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác.
b) Người Việt Nam làm việc, học tập và sinh sống ở nước ngoài;
c) Người làm nghề tự do;
d) Các tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam.
2. Các đối tượng không thuộc diện được vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa:
a) Người dưới 18 tuổi, người trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam;
b) Các đối tượng đang hưởng trợ cấp, phụ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
c) Người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;
d) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp xã hội;
đ) Học sinh, sinh viên đang học ở các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp, trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề.
Quỹ Đền ơn đáp nghĩa hoan nghênh và tiếp nhận tinh thần tự nguyện ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này."
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định 45/2006/NĐ-CP ban hành điều lệ quản lý và sử dụng quỹ đền ơn đáp nghĩa nêu trên, Các đối tượng đang hưởng trợ cấp, phụ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì không thuộc diện được vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa. Như vậy, trong trường hợp bạn là con của liệt sỹ, đang được hưởng trợ cấp, phụ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì không thuộc diện được vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
>>> Luật sư tư vấn miễn quỹ quốc phòng an ninh: 1900.6568
– Ngoài ra, căn cứ Điều 1 Nghị định 45/2006/NĐ-CP ban hành điều lệ quản lý và sử dụng quỹ đền ơn đáp nghĩa như sau:
"Điều 1. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được xây dựng bằng sự đóng góp tự nguyện theo trách nhiệm và tình cảm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và ngoài nước để cùng nhà nước chăm sóc người có công với cách mạng."
Theo quy định của Nghị định 45/2006/NĐ-CP ban hành điều lệ quản lý và sử dụng quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ đền ơn đáp nghĩa được xây dựng bằng sự đóng góp tự nguyện. Do đó, việc trưởng thôn bắt buộc bạn đóng quỹ đền ơn đáp nghĩa là không đúng với quy định của pháp luật.
– Căn cứ tại Khoản 1 Điều 48 của Nghị định 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ thì:
"1.Quỹ quốc phòng – an ninh được lập ở cấp xã, do cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động, cư trú trên địa bàn tự nguyện đóng góp để hỗ trợ cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ và các hoạt động giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cấp xã. Việc đóng góp, quản lý và sử dụng quỹ quốc phòng – an ninh thực hiện theo nguyên tắc công bằng, dân chủ, công khai, đúng pháp luật."
Tuy nhiên hiện nay Nghị định 58/2010/NĐ-CP hiện đã hết hiệu lực thi hành và thay thế bằng Nghị định 03/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/02/2016 đã không còn quy định về quỹ An ninh – quốc phòng.
Như vậy, cả Quỹ an ninh quốc phòng và Quỹ đền ơn đáp nghĩa đều là những quỹ xã hội được xây dựng trên cơ sở tự nguyện đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội. Bất cứ hình thức bắt buộc đóng góp nào cũng là không đúng với quy định của pháp luật.