Con chưa thành niên có được tặng tài sản cho mẹ không? Người đại diện theo pháp luật có được thực hiện giao dịch với chính mình không?
Con chưa thành niên có được tặng tài sản cho mẹ không? Người đại diện theo pháp luật có được thực hiện giao dịch với chính mình không?
Tóm tắt câu hỏi:
Bà A và ông B có 2 thửa đất ở hai xã khác nhau là xã X và Y, họ có với nhau 4 người con là 1, 2, 3, 4, trong đó 3 và 4 chưa đủ 15 tuổi. Năm 2015 ông B chết, bà A đến xã X để làm văn bản thỏa phân chia di sản, trong
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 675 Bộ luật dân sự 2005 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật:
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
Trong tình huống, ông B mất không để lại di chúc, bà A và ông B có hai mảnh đất ở hai xã khác nhau là X và Y. Theo đó, đây là tài sản chung của hai vợ chồng. Do vậy trường hợp này sẽ chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Tại Điều 676 Bộ luật dân sự , hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết và hững người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Theo đó, tài sản được chia như sau:
+ Bà A 1/2 giá trị của 2 mảnh đất.
+ 1/2 còn lại sẽ chia đều thành 5 phần: Bà A, các con 1,2,3,4.
Trong tình huống, các thành viên trong gia đình thỏa thuận sẽ để lại toàn bộ tài sản cho bà A. Theo đó, bà A sẽ được hưởng thêm phần tài sản của 1,2.
Theo Khoản 2 Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định:
Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
Do 3 và 4 chưa đủ 15 tuổi nên bà A có trách nhiệm quản lý tài sản cho 3 và 4.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ vào khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2005 quy định :
1. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
Do 3 và 4 chưa đủ 15 tuổi nên khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hay nói cách khác là tặng cho tài sản thì phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Ông B qua đời khi 3 và 4 chưa thành niên nên bà A là người giám hộ cho 3 và 4 cũng là người đại diện theo pháp luật cho 3,4 theo Điều 141 Bộ luật Dân sự.
Theo Điều 144 Bộ luật Dân sự quy định về phạm vi đại diện như sau:
1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền.
3. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
4. Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.
5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Do đó, bà A không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà bà A cũng là người đại diện của người đó. Vậy Ủy ban nhân dân xã Y không cho phép bà A thực hiện việc tặng cho tài sản của 3,4 cho chính bà A là đúng pháp luật.