Con cái có quyền có tài sản riêng? Quyền tài sản riêng của con? Quy định về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên?
Tài sản được xem là một phần không thể tách khỏi cuộc sống của mỗi cá nhân, tổ chức. Cũng chính vì thế mà pháp luật hiện hành của nước ta đã quy định về việc đối với mỗi chủ thể đều có quyền có tài sản riêng của mình. Tài sản của mỗi người đều được hình thành dựa trên quá trình làm việc thường xuyên để tạo ra của cải, tặng cho tài sản hay tài sản thừa kế,… Đối với mỗi đối tượng khác nhau thì các quyền đối với tài sản của họ cũng khác nhau. Bởi vì pháp luật Dân sự nước ta đã có các quy định về quyền sở hữu đối với tài sản riêng tùy thuộc vào độ tuổi, năng lực hành vi dân sự,… Bên cạnh đó thì trong quan hệ hôn nhân thì con cái có được quyền có các tài sản riêng của mình không? Những quyền đối với tài sản riêng của con cái trong quan hệ hôn nhân có bao gồm các quyền như quyền quản lý, quyền định đoạt , quyền sử dụng,… hay không?
Vấn đề pháp luật có quy định về quyền tài sản riêng của con cái đã có từ rất lâu rồi nhưng do thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến một số quyền về tài sản của con cái đang bị bố mẹ thực hiện sai lệch với quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, để tìm hiểu rõ hơn về nội dung quyền có tài sản riêng của con.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
Mục lục bài viết
1. Con cái có quyền có tài sản riêng?
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận về quyền tài sản riêng của các cá nhân tại khoản 1 Điều 32: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.” Trong đó, tại Điều 158
Qua đó, có thể thấy rằng quyền sở hữu được biết đến là một trong những nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có liên quan quy định khác. Do đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rõ ràng hơn qua đó tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền tài sản riêng của con một cách cụ thể tại Điều 75 Luật này là:
“Điều 75. Quyền có tài sản riêng của con
1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.
2. Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.
3. Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này.”
Từ quy định nêu ra ở trên thì cách xách định tài sản riêng của con đã được quy định tại Khoản 1 Điều 75 đã quy định tài sản riêng của con trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình bao gồm:
– Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng
– Thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác.
– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con
Do đó, con cái khi được ông bà, cô gì chú bác để lại tài sản thừa kế hoặc được tặng cho riêng mà được pháp luật quy định là hợp pháp thì được xác định phần tài sản đó là tài sản riêng của mình mà bố mẹ hay bất cứ ai cũng không được sử dụng phần tài sản riêng của người con đó. Bên cạnh việc pháp luật quy định về quyền tài sản riêng của con thì cùng với quyền có tài sản riêng kèm theo đó con cái có nghĩa vụ thực hiện bổn phận chăm lo đời sống chung của gia đình bằng và đáp ứng nhu cầu của gia đình cách đóng góp phù hợp với thu nhập của mình đối với cuộc sống sinh hoạt chung của gia đình. Đây được xem là một quan hệ ràng buộc trách nhiệm của những thành viên trong một gia đình trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
Như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật cũng đã quy định về việc con được quản lý tài sản riêng của mình khi đủ 15 tuổi và không bị mất năng lực hành vi dân sự. Bởi lẽ đưa ra các quy định nỳ là vì, các nhà lầm luận dựa trên các kết quả nghiên cứ về tâm lý và sức khỏe của một chủ thể để có thể tự mình quản lý phần tài sản do mình tạo ra hoặc là được tặng cho. Khi con chưa đủ 15 tuổi thì cha mẹ hoặc người giám hộ được quản lý tài sản riêng của con đối với con dưới 15 tuổi, con bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc con từ đủ 15 tuổi nhờ cha mẹ quản lý.
2. Quyền tài sản riêng của con:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiên hành của Việt Nam nói chung và Luật Hôn nhân gia đình cói riêng thì con cái có quyền có tài sản riêng. Tuy nhiên việc con cái có tài sản riêng và việc con cái có thẻ tự mình quản lý tài sản, định đoạt tài sản của mình thì chắc hẳn không phải ai cũng nắm rõ nội dung này. Do đó, theo quy định của pháp luật thì con cái từ bao nhiêu tuổi trở lên thì có thể tự quản lý tài sản riêng của mình? Cha mẹ có quyền quản lý về tài sản riêng của con? Để trả lời các câu hỏi này thì trong mục 2 này tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung cụ thể được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình đó là:
Pháp luật này đã quy định rõ ràng rằng đối với phần tài sản của con mà dưới mười lăm tuổi thì tất nhiên sẽ do cha mẹ của chúng có quyền quản lý và định đoạt đối với tài sản đó. Tuy nhiên, pháp luật cũng tôn trong các quyền của trẻ em và đã thông nhất đưa ra các quy định đối với trường hợp trẻ em hay là con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Bên cạnh đó, thì pháp luật hiện hành cũng đã có các quy định đối với con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì đã có quyền định đoạt tài sản riêng. Tuy nhiên lại chưa đủ độ tuổi để có thể định đoạt đối với các tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ. Mặt khác, khi con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện. Người giám hộ trong trường hợp này là cha mẹ hoặc người khác được giao giám hộ không phải cha mẹ. Đối với con đã thành niên và không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền định đoạt đối với mọi tài sản riêng của mình và được quy định cụ thể:
2.1. Quyền có tài sản riêng của con:
1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác.
2. Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình.
2.2. Quản lý tài sản riêng của con:
1. Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
2. Tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự thì do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con.
3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Có thể hiểu một các đơn giản về thuật ngữ quản lý tài sản thì nó được hiểu là trông coi, giữ gìn tài sản. Mặc dù con cái có quyền có tài sản riêng nhưng không có nghĩa là con muốn làm gì thì làm. Để tránh thất thoát, lãng phí tài sản của con thì con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý
Con cái ở lứa tuổi khác nhau thì khả năng nhận thức và hành vi liên quan đến tài sản cũng ở mức độ khác nhau. Do đó, việc quản lý tài sản riêng của con là điều rất cần thiết. Nhưng cha mẹ cũng cần phải tìm hiểu quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của con mình một cách hợp lý mà không vô tình xâm phạm đến quyền của con.
2.3. Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên:
1. Trong trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.
2. Con từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng; nếu định đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ.
Như vậy, để con có thể thực hiện quyền quản lý, quyền định đoạt đối với phần tài sản của mình thì cần phải thực hiện tuân thủ các quy định về độ tuổi. Khi nào thì còn có thẻ thực hiện quyền quản lý, định đoạt đối với các loại tài sản không phải là động sản và bất động sản, Khi nào thì cha mẹ thực hiện quyền quản lý và định đoạt thay con và không cần hỏi ý kiến của con. Con mất năng lực hành vi dân sự thì người quản lý phần tài sản của con đương nhiên là người giám hộ. Do đó, để bảo vệ quyền tài sản của con cái trong gia đình, pháp luật hiện hành có có quy định rất chi tiết về vấn đề này.