Trộm cắp là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật, người phạm tội sẽ sử dụng thủ đoạn lén nút và lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu để chiếm đoạt tài sản đó. Vậy con cái ăn trộm tiền của bố mẹ có bị đi tù hay không?
Mục lục bài viết
1. Con cái ăn trộm tiền bố mẹ có phải đi tù hay không?
Con cái ăn trộm tiền bố mẹ là hành vi vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức. Bản chất của hành vi trộm cắp sẽ được coi là hoạt động lén lút, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người cha mẹ trái quy định của pháp luật khi chưa được những người cha mẹ đồng ý. Vì vậy, dù có lấy trộm tiền của cha mẹ mình thì đó cũng bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, tùy vào mức độ khác nhau mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi con cái lấy trộm tiền của cha mẹ nếu thỏa mãn đầy đủ cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản, thì hoàn toàn người trong đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 173 của Bộ luật hình sự năm 2015. Người con hoàn toàn có thể sử dụng thủ đoạn lén lút để chiếm đoạt tài sản của cha mẹ khi chưa được sự đồng ý của cha mẹ. Hành vi trộm cắp tài sản của người con sẽ cấu thành tội trộm cắp tài sản khi thỏa mãn một trong những dấu hiệu sau:
– Trộm cắp tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên;
– Đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản;
– Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc kết án về tội được quy định tại Điều 290 của Bộ luật hình sự năm 2015 nhưng chưa thực hiện thủ tục xóa án tích;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và an toàn xã hội;
– Tài sản đó được xem là phương tiện kiếm sống chính của cha mẹ và gia đình;
– Tài sản được xem là di vật, cổ vật. Di vật theo quy định của pháp luật sẽ được xem là hiện vật lưu truyền lại từ đời trước và có giá trị lịch sử văn hóa khoa học. Còn cổ vật là khái niệm để chỉ các loại hiện vật được lưu truyền lại từ đời trước có giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hóa và có tuổi đời từ 100 năm trở lên căn cứ theo quy định tại luật di sản văn hóa.
Theo đó thì có thể nói, con cái lấy trộm tiền của cha mẹ nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm về tội trộm cắp tài sản thì có thể sẽ bị chịu hình phạt với khung hình phạt thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt cao nhất có thể phải chịu đó là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp thỏa mãn các tình tiết định định khung tăng nặng như sau:
– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên;
– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh và tình trạng khẩn cấp để chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên đó là quyết định trên phương diện pháp luật, trên phương diện thực tế thì không bố mẹ nào muốn tố cáo con mình ra cơ quan công an kể cả khi con cái có hành vi trộm cắp tiền của cha mẹ, hầu hết gia đình hiện nay đều lựa chọn phương pháp giáo dục con cái. Vì vậy, giáo dục con cái ngay từ khi còn nhỏ có lẽ là một trong những điều vô cùng quan trọng để đứa trẻ đó biết kiềm chế bản thân mình và không thực hiện hành vi phạm tội.
2. Con cái dưới 18 tuổi ăn trộm tiền bố mẹ thì truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm mà mình đã gây ra, ngoại trừ trường hợp Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định khác;
– Người chuẩn bị phạm tội sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu chuẩn bị phạm tội đối với những loại tội phạm sau: Điều 108, Điều 109, Điều 110, Điều 111, Điều 112, Điều 113, Điều 114, Điều 115, Điều 116, Điều 117, Điều 118, Điều 119, Điều 120, Điều 121, Điều 123, Điều 134, Điều 168, Điều 169, Điều 207, Điều 299, Điều 301, Điều 302, Điều 300, Điều 303 và Điều 324 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 91 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định, không được phép xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với những đối tượng được xác định là người chưa đủ 18 tuổi phạm tội giết người. Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 101 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về vấn đề tù có thời hạn. Theo đó, mức phạt tù có thời hạn sẽ được áp dụng đối với những người chưa đủ 18 tuổi như sau:
– Đối với người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi trong quá trình phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định mức hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với những đối tượng này là không được vượt quá 18 năm tù, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với những đối tượng này là không được vượt quá 3/4 mức hình phạt tù mà điều luật đó quy định;
– Đối với những đối tượng được xác định là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi trong quá trình phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định khung hình phạt chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với những đối tượng này là không được vượt quá 12 năm tù, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với những đối tượng này nó không được vượt quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật đó quy định.
Theo đó thì có thể nói, con cái dưới 18 tuổi ăn trộm tiền bố mẹ nhưng dưới 18 tuổi thì sẽ được hưởng mức khoan hồng của pháp luật, giảm mức hình phạt do với các trường hợp phạm tội thông thường.
Tuy nhiên, nếu con lấy trồm tiền của cha mẹ tuy nhiên con mới chỉ dưới 14 tuổi thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Con cái ăn trộm tiền bố mẹ nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt thế nào?
Bên cạnh mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo như phân tích nêu trên, người con lấy trộm tiền của cha mẹ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính (nếu hành vi của người đó chưa đến mức bị coi là tội phạm, tức là số tiền trộm cắp chưa đến mức tối thiếu 2 triệu). Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức và cá nhân khác trong xã hội. Theo đó, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi trộm cắp tài sản, có hành vi xâm nhập trái quy định của pháp luật vào nhà ở/kho bãi hoặc các địa điểm thuộc quyền quản lý của người khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản;
+ Công nhiên chiếm đoạt tài sản tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Sử dụng các thủ đoạn gian dối hoặc sử dụng hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác, hoặc đến thời điểm cần phải hoàn trả lại tài sản xuất phát từ các giao dịch dân sự như vay mượn, thuê tài sản của người khác, nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có đầy đủ điều kiện và có đầy đủ khả năng để hoàn trả nhưng cố tình không trả;
+ Không trả lại tài sản cho người khác xuất phát từ các giao dịch dân sự như vay mượn, thuê tài sản của người khác, hoặc có được tài sản của người khác thông qua hình thức hợp đồng hợp pháp, tuy nhiên sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp, dẫn đến tình thế không còn đủ khả năng để hoàn trả lại tài sản đó;
+ Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, tài sản của các tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp.
Như vậy, con cái lấy trộm tiền của cha mẹ mình, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật hôn nhân gia đình 2014;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017);
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.