Hiện nay nhiều người đặt ra nhu cầu mong muốn được sinh con thứ ba. Có câu hỏi đặt ra: nếu cho con đẻ làm con nuôi thì gia đình đó có được sinh con thứ ba hay không?
Mục lục bài viết
1. Cho con đẻ làm con nuôi có được sinh con thứ ba không?
1.1. Pháp luật về kế hoạch hóa gia đình:
Dân số là khái niệm để chỉ một lượng dân cư được xem xét dưới đặc tính quy mô và cơ cấu. Kế hoạch hóa gia đình theo định nghĩa của tổ chức thế giới WHO bao gồm những yếu tố giúp cho các cá nhân hay các cặp vợ chồng, với mục đích đạt được những yêu cầu sau: Tránh những trường hợp sinh con không mong muốn, đạt được những trường hợp sinh con theo ý muốn, điều chỉnh khoảng cách giữa các lần sinh, chủ động thời điểm sinh con sao cho phù hợp với độ tuổi của bố mẹ. Vai trò chủ yếu và quan trọng của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình là thực hiện công tác quản lý dân số thực chất là điều tiết mức sinh thông qua các hoạt động chương trình kế hoạch hóa gia đình để tạo ra các quy mô cơ cấu dân số ổn định phù hợp với điều kiện địa lý và kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như mỗi vùng lãnh thổ. Là cơ sở quan trọng nâng cao chất lượng dân số và nguồn lực có chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước. Đồng thời thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình còn là cơ sở thực hiện các chính sách xã hội như thực hiện công bằng xã hội và giải quyết các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường và giảm được chi phí do hạn chế được mức sinh, tăng tích lũy cho xã hội và là nguồn lực đáng kể đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế và tăng trưởng thu nhập của dân cư.
1.2. Cho con đẻ làm con nuôi có được sinh con thứ ba không?
Xoay quanh vấn đề kế hoạch hóa gia đình, nhiều người đặt ra câu hỏi: Cho con đẻ làm con nuôi thì có được sinh con thứ ba hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải xét các trường hợp được phép sinh con thứ ba mà không trái quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của
– Cặp vợ chồng sinh con thứ 3, nếu như trong trường hợp mà cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ tử vong) theo công bố chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên;
– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh 2 con trở lên;
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ 3 trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi;
– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được chủ thể có thẩm quyền đó là Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương xác nhận;
– Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, đặc biệt là quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người từng có hai con chung trở lên và hiện còn đang sống;
– Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Như vậy, các chủ thể chỉ cần thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì người sinh con thứ ba sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình. Trong trường hợp, cho con đẻ làm con nuôi theo câu hỏi nêu trên thì sẽ không thuộc trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con.
2. Quy định pháp luật về điều kiện cho, nhận nuôi con nuôi:
Thứ nhất, điều kiện đối với người nhận con nuôi. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì cá nhân muốn nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Cá nhân nhận nuôi con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật về dân sự;
– Cá nhân luận nuôi con nuôi phải có độ tuổi hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
– Cá nhân nhận nuôi con nuôi phải có điều kiện về sức khỏe cũng như đảm bảo điều kiện về kinh tế, có công ăn việc làm và có chỗ ở đảm bảo cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nuôi;
– Cá nhân nhận nuôi con nuôi phải có tư cách đạo đức tốt.
Đối với trường hợp người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài mà muốn nhận nuôi con nuôi là người Việt Nam thì cũng phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên, ngoài ra còn phải đáp ứng thêm được các điều kiện nữa theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú. Bên cạnh đó, các chủ thể là cá nhân thuộc các trường hợp sau đây sẽ không được quyền nhận nuôi con nuôi, cụ thể như sau:
– Các cá nhân đang bị hạn chế một số quyền của cha mẹ đối với những chủ thể là con chưa thành niên;
– Các cá nhân đang bị chấp hành các quyết định xử lý hành chính tại các cơ sở giáo dục và các cơ sở khám chữa bệnh;
– Các cá nhân đang chấp hành hình phạt tù theo quyết định hoặc bản án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Các cá nhân chưa được xóa án tích về một trong các tội liên quan đến tính mạng và sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Thứ hai, điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì những chủ thể được nhận làm con nuôi phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
– Người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi;
– Người được nhận làm con nuôi sẽ là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp như sau theo quy định của pháp luật: Được cha dượng, mẹ kế, được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Trình tự và thủ tục đăng kí việc nuôi con nuôi:
Nhìn chung thì trình tự và thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Người có nhu cầu nhận nuôi con nuôi phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Nhìn chung thì hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi sẽ bao gồm các giấy tờ cơ bản sau:
– Đơn xin nhận con nuôi;
– Bản sao Hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
– Phiếu lý lịch tư pháp;
– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; van bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
Bước 2: Nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này sẽ là Uỷ ban nhân dân cấp xã. Theo quy định của pháp luật thì thôi hạn giải quyết việc nuôi con nuôi sẽ là 30 ngày, được tính kể từ ngày Uỷ ban nhân dân cấp xã nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Bước 3: Chủ thể có thẩm quyền tiến hành kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những chủ thể khác có liên quan. Trong thời hạn 10 ngày theo quy định của pháp luật được tính kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ sẽ phải có trách nhiệm hướng dẫn người có nhu cầu nhận nuôi con nuôi bổ sung hồ sơ nếu xét thấy hồ sơ không hợp lệ và tiến hành xong việc lấy ý kiến của những người có liên quan theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi. Việc lấy ý kiến này phải được lập thành văn bản và phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người được lấy ý kiến và những người khác có liên quan.
Bước 4: Khi xét thấy người nhận nuôi con nuôi và con nuôi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật như đã phân tích ở trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tổ chức đăng ký việc nuôi con nuôi cũng như trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn theo quy định của pháp luật đó là 20 ngày được tính kể từ ngày có sự đồng ý của những người có liên quan. Đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối việc đăng ký nuôi con nuôi thì cần phải trả lời bằng văn bản cho các chủ thể có liên quan biết và nêu rõ lý do trong thời hạn luật định đó là 10 ngày được tính kể từ ngày có ý kiến của người có liên quan. Nhìn chung thì giấy chứng nhận nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc người được nhận làm con nuôi cấp theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Nuôi con nuôi năm 2010;
– Nghị định 20/2010/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số;
–