Mức xử phạt hành chính, mức phạt tù đối với tội cố ý gây thương tích năm 2020. Cấu thành tội cố ý gây thương tích như thế nào?
Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không ai có quyền xâm phạm, làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người khác. Chính vì vậy người nào có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác thì đều có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm và tính chất nghiêm trọng của vụ việc thì người này có thể bị xử phạt hành chính hay xử lý hình sự. Vậy quy định của pháp luật hiện nay về việc xử phạt đối với tội cố ý gây thương tích là như thế nào, Luật Dương Gia xin gửi đến bạn bài viết về mức xử phạt hành chính, mức phạt tù đối với tội cố ý gây thương tích như sau:
Thứ nhất, về cấu thành tội cố ý gây thương tích
Cố ý gây thương tích là hành vi cố tình làm người khác bị thương, bị tổn hại sức khỏe. Các yếu tố cấu thành của tội này được hiểu như sau:
– Về khách thể của tội phạm: Tội cố ý gây thương tích xâm phạm trực tiếp đến quan hệ nhân thân, cụ thể là về quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe của người khác.
– Về chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội cố ý gây thương tích là chủ thể thường. Tức là người nào đủ tuổi, có đủ năng lực hành vi, không bị mắc các bệnh tâm thần, các bệnh dẫn đến không thể điều khiển được hành vi mà có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác thì đều có thể phải chịu trách nhiệm về hành vi này. Về độ tuổi cụ thể như sau:
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm khi có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác.
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, được quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Luật sư
– Về mặt khách quan của tội phạm:
+ Về hành vi:
Người phạm tội phải có hành vi tác động đến thân thể của người khác làm cho thân thể, sức khỏe của người này bị tổn hại như là có các hành vi: đánh đấm, đâm, chém, đầu độc… Nhìn ngoài hình thức thì hành vi của tội cố ý gây thương tích và tội giết người là tương đối giống nhau, tuy nhiên tính chất thì mức độ nguy hiểm của tội cố ý gây thương tích thấp hơn, do tội phạm chỉ mong muốn làm cho nạn nhân bị thương hoặc bị tổn hại đến sức khoẻ.
+ Về hậu quả:
Hậu quả của tội cố ý gây thương tích là tổn hại về sức khỏe, thân thể và có thể là tính mạng của nạn nhân, mức độ tổn hại này được giám định bằng tỷ lện tổn thương cơ thể.
Hậu quả trong tội cố ý gây thương tích là yếu tố để định tội, tức là phải có thương tích xảy ra thì mới có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích, mức độ tổn thương nặng nhẹ sẽ là một trong những yếu tố để quyết định khung hình phạt và mức phạt.
– Về mặt chủ quan của tội phạm:
Người phạm tội thực hiện hành vi do cố ý, tức là biết rõ nạn nhân có thể bị thương vì hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện và mong muốn, hoặc để mặc việc bị tổn hại sức khỏe của nạn nhân.
Hành vi của tội cố ý gây thương tích tương tự hành vi giết người, nhưng phận biệt ở chỗ mục đích của tội giết người là làm nạn nhân chết, còn tội cố ý gây thương tích thì tội phạm chỉ có ý định làm nạn nhân bị thương chứ không mong muốn nạn nhân chết.
Thứ hai, mức phạt tù đối với tội cố ý gây thương tích.
Mức phạt của tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp:
+ Cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ cơ thể bị tổn thương là từ 11% đến 30%.
+ Hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp:
Sử dụng những thủ đoạn nguy hiểm có khả năng gây tổn hại cho nhiều người.
Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm như là dao, súng, gậy gộc, bom, mìn, lựu đạn… để phạm tội.
Người phạm tội sử dụng hóa chất nguy hiểm, sử dụng a-xít nguy hiểm để gây thương tích cho người khác.
Phạm tội đối với trẻ em dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc những đối tượng không có khả năng tự vệ khác.
Phạm tội đối với người có công nuôi dưỡng, giáo dục, chữa bệnh cho mình, với ông, bà, cha, mẹ, thầy cô giáo.. chẳng hạn như là con đánh cha mẹ, cháu đánh ông bà, bệnh nhân đánh thầy thuốc trực tiếp chữa trị bệnh cho mình.
Cố ý gây thương tích đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của họ.
Việc phạm tội được thực hiện có tổ chức, có tính chất côn đồ.
Người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng quyền hạn, chức vụ của bản thân để phạm tội.
Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê.
Người phạm tội đang trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Phạm tội đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
– Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm đối với trường hợp:
+ Có từ 2 lần phạm tội trở lên.
+ Có hành vi tái phạm nguy hiểm.
+ Mức độ tỷ lệ tổn thương cơ thể gây ra cho nạn nhân là từ 31% đến 60%.
+ Mức độ tỷ lệ tổn thương cơ thể gây ra cho nạn nhân là từ 11% đến 30% nhưng có một trong những tình tiết nguy hiểm đã kể đến ở trên.
+ Gây thương tích cho 02 trở lên người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người là từ 11% đến 30%.
– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với các trường hợp:
+ Tỷ lệ tổn thương cơ thể mà người phạm tội gây ra cho nạn nhân lên đến 61% trở lên.
+ Gây thương tích cho 02 trở lên người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người là từ 31% đến 60%.
+ Tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân ở mức 31% đến 60% nhưng có những tình tiết nguy hiểm như là sử dụng hung khí, vũ khí, gây thương tích với người không có khả năng chống cự, đang thi hành công vụ như đã nêu trên.
+ Gây thương tích cho từ 02 nạn nhân trở lên, tỷ lệ tổn thương của mỗi nạn nhân là từ 11% đến 30% nhưng có một trong những tình tiết nguy hiểm như là sử dụng những thủ đoạn có khả năng gây tổn hại cho nhiều người, sử dụng vũ khí, hung khí nguy hiểm; sử dụng hóa chất nguy hiểm, a-xít để phạm tội; phạm tội có tổ chức, có tính chất côn đồ…
– Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm đối với trường hợp:
+ Làm thiệt hại về tính mạng của nạn nhân.
+ Làm biến dạng vùng mặt của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể lên đến hơn 61%.
+ Phạm tội đối với 2 người trở lên, tỷ lệ tổn thương của mỗi người đã vượt quá 61%.
+ Hoặc trường hợp gây thương tích cho một người, tỷ lệ tổn thương cơ thể của người đó là từ 61% trở lên nhưng thuộc trường hợp có một trong những tình tiết nguy hiểm (sử dụng hung khí, axit, có tình chất côn đồ, bạo lực…).
+ Gây thương tích cho từ 02 người trở lên, thương tích của mỗi nạn nhân có tỷ lệ tổn thương cơ thể là 31% đến 60% có một trong những tình tiết nguy hiểm (sử dụng hung khí, vũ khí, axit, có tình chất côn đồ, có tổ chức…).
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, hoặc phạt tù trung thân đối với trường hợp:
+ Có 02 người thiệt mạng trở lên.
+ Gây thương tích cho từ 02 người trở lên, thương tích của mỗi nạn nhân có tỷ lệ tổn thương cơ thể là từ 61% trở lên có một trong những tình tiết nguy hiểm (sử dụng hung khí, vũ khí, axit, có tình chất côn đồ, có tổ chức…).
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp: Có hành vi tham gia hoặc thành lập băng nhóm tội phạm để thực hiện gây thương tích cho người khác; hoặc chuẩn bị vật liệu nổ, vũ khí, hung khí nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm, a-xít nguy hiểm để thực hiện phạm tội.
Thứ ba, về mức phạt hành chính đối với hành vi cố ý gây thương tích
Những trường hợp mà chưa đủ yếu tố để cấu thành tội hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.
Mức xử phạt hành chính được quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
– Phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 01 triệu đồng đối với hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau.
– Phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng đối với hành vi:
+ Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
+ Cố tình xâm hại hoặc thuê người khác thực hiện hành vi xâm hại sức khỏe của người khác.
Việc xử phạt hành chính đối với hành vi này sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập thành biên bản.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về vấn đề Mức xử phạt hành chính, mức phạt tù đối với tội cố ý gây thương tích. Ngoài ra bạn có thể tham khảo các dịch vụ khác của Luật Dương Gia trong lĩnh vực hình sự như sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Phạm tội cố ý gây thương tích cho người khác bị truy cứu như thế nào?
- 2 2. Cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác bị xử lý như thế nào?
- 3 3. Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác có bị xử lý hình sự không?
- 4 4. Trách nhiệm dân sự và hình sự khi có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác
- 5 5. Cố ý gây thương tích cho người khác bị xử lý thế nào?
- 6 6. Cố ý gây thương tích cho người khác 21% có bị xử lý hình sự?
1. Phạm tội cố ý gây thương tích cho người khác bị truy cứu như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi. Em có người thân trong lúc say rượu có cãi cọ và xích mích với hàng xóm sảy ra xô sát với 3 cha con người hàng xóm đều trên tuổi vị thành niên. Bên hàng xóm có 1 người bị thương trên mặt là 15% còn người thân của em bị nát xương chân thương tật là 17%. Giờ bên kia họ kiện vậy cho em hỏi có đi tù không và mức án như thế nào. Xin cám ơn ạ?
Luật sư tư vấn:
Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác dù trong tình huống người gây thương tích say rượu vẫn được coi là hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015 về phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác.
Điều 134 Luật sửa đổi bộ luật hình sự 2017 quy định:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. ”
Theo như bạn trình bày, người thân của chị và người hàng xóm đều thực hiện hành vi có đầy đủ dấu hiệu cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
Người thân của bạn được xác định thương tích 17% và người hàng xóm được xác định thương tích là 15%, áp dụng khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì người thân của bạn và hàng xóm có thể phải nhận mức án phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Ngoài ra, nếu một trong hai người hoặc cả hai người thuộc đối tượng của tội phạm quy định tại Khoản 2 điểm c, d, đ Điều này thì một trong hai người hoặc cả hai người có thể nhận mức án là phạt tù từ 02 đến 06 năm.
2. Cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư . Tôi nhờ luật sư tư vấn nội dung sau: Nhà tôi có thửa đất vốn là đất nông nghiệp nhưng xung quanh đã xây dựng hết còn nhà tôi chưa xây. Vì lô đất nhà tôi ở cuối của đường đi chung và lại bỏ hoang mấy năm không trồng trọt nên gia đình anh B tự ý trồng đào trên đất đường đi chung (ngay trước mặt lô đất nhà tôi). Làm nhỏ lối vào lô đất nhà tôi nên tôi đã tự ý nhổ bỏ, ngay sau đó gia đình anh B đã kéo con cháu ra đánh tôi, ném gạch vào đầu tôi khiến tôi bị rách 7cm ở trán và 3cm ở má . Vậy xin hỏi luật sư tôi và gia đình anh B phải chịu trách nhiệm gì trong việc này? Xin cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác sẽ đặt ra trách nhiệm bao gồm: xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm bồi thường dân sự.
Bạn thông tin gia đình anh B vì mâu thuẫn tranh chấp đất đai với gia đình nhà bạn nên đã có hành vi cố ý gây thương tích cho bạn, cụ thể họ dùng gạch ném và khiến bạn bị rách 7cm ở trán và 3cm ở má. Bạn nên làm đơn trình báo đến cơ quan công an cấp quận, huyện nơi xảy ra vụ việc để giám định tỷ lệ thương tật.
* Thứ nhất: Về trách nhiệm hình sự:
Nếu như có tỷ lệ thương tật thì bên B sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự sửa đổi 2017 như sau:
“22. Sửa đổi, bổ sung Điều 134 như sau:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”.
Về tình tiết định khung sử dụng “hung khí nguy hiểm” theo Điểm a Khoản 1 Điều 134 được hướng dẫn bởi Tiểu mục 3.1 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP và Mục 2 Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP như sau:
– Dùng hung khí nguy hiểm là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm.
– Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.
+ Về công cụ, dụng cụ
Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…
+ Về vật mà người phạm tội chế tạo ra
Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…
+ Về vật có sẵn trong tự nhiên
Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…
Như vậy, khi bên B sử dụng gạch, đá gây thương tích cho bạn thì tỷ lệ thương tật của bạn dưới 11% cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2017.
* Thứ hai: Vấn đề xử phạt vi phạm hành chính:
Nếu việc xâm hại đến sức khỏe của bạn không gây ra tỷ lệ thương tật thì bên B sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
…
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
…”
* Thứ ba: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự:
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm sẽ bao gồm những khoản sau đây:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Hiện tại, mức lương cơ sở theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác có bị xử lý hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn em cách đây gần 1 tháng có đi đòi tiền nhà chủ nợ. Nhưng đòi nhiều lần mà không được trong lúc lời qua tiếng lại trong lúc tức giận có vung chiếc điếu cầy và chẳng may có 1 em chưa đủ 18 tuổi bị thương nhẹ 3%. Và khi em ấy đi bệnh viện gia đình đã chi trả viện phí và thuốc thang. Vậy xin hỏi luật sư bạn em có bị khởi tố không? Xin luật sư tư vấn ạ.
Luật sư tư vấn:
Dựa theo thông tin bạn cung cấp thì do không đòi được tiền nợ và có lời qua tiếng lại nên trong lúc mâu thuẫn bạn của bạn có sử dụng chiếc điếu cầy gây thương tích cho người khác. Để xác định việc bạn của bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì cần xem xét các phương diện sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 134
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
…”
Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật hình sự 2015 thì để bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích thì phải đáp ứng các yếu tố cấu thành của tội này, cụ thể:
– Về mặt hành vi của tội phạm: Người phạm tội có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người khác. Hành vi cố ý gây thương tích này thể hiện nhận thức và sự điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Hành vi này là nguyên nhân dẫn đến việc gây ra thương tích cho người khác.
– Về chủ thể: Người phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
– Về khách thể: Khách thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là quyền được pháp luật bảo vệ.
– Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, hoàn toàn có lỗi trong việc gây ra thương tích.
Xem xét trong trường hợp của bạn, người bạn của bạn do mâu thuẫn, tranh cãi đã có hành vi vung chiếc điếu cày, dẫn đến việc một người bị thương 3%. Có thể thấy, bạn của bạn đã có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác, gây ra tổn hại cho sức khỏe và thương tích cho người khác với mức tỷ lệ tổn hại là 3%.
Người bạn của bạn, theo thông tin cho thấy người này đều có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Hành vi của người này là “vung” chiếc điếu cày – một vật dụng trong gia đình và trực tiếp gây tổn hại cho người khác. Chiếc điếu cày, theo quy định tại điểm 3.1 Điều 3 Nghị quyết 01/2006/NQ- HĐTP, và quy định tại điểm a tiểu mục 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết 02/2003/NQ- HĐTP được xác định là một hung khí nguy hiểm.
Từ những phân tích nêu trên, căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015, trong trường hợp này, mặc dù người bị thiệt hại chỉ bị thương với tỷ lệ tổn hại sức khỏe là 3%, nhưng bạn của bạn – người đã có hành vi sử dụng hung khí nguy hiểm để gây ra thiệt hại. Trường hợp này, bạn của bạn vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi này là cố ý, nhằm mục đích gây thương tích cho người khác.
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 155
“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật hình sự 2015, trường hợp người bạn của bạn có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác bằng hung khí nguy hiểm, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là 3% thì bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như người bị hại, hoặc người đại diện của người dưới 18 tuổi này có đơn yêu cầu khởi tố.
Trường hợp, người dưới 18 tuổi bị thương, và người đại diện hợp pháp của họ không có đơn yêu cầu khởi tố, hoặc rút đơn yêu cầu khởi tố thì bạn của bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, qua phân tích, nếu như hành vi gây thương tích cho người khác bằng điếu cày của bạn của bạn là hành vi cố ý thì bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015 trong trường hợp bên bị hại có đơn yêu cầu khởi tố.
Mặc dù gây thương tích cho người khác bằng điếu cày, nhưng nếu như việc “vung” điếu cày là hành vi không cố ý, thể hiện ở việc người bạn của bạn chỉ “vung” điếu cày lên để dọa dẫm người khác, nhưng lại vô tình gây tổn hại cho sức khỏe của người này thì dựa trên sự phân tích ở trên, việc làm của bạn của bạn sẽ không đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015.
4. Trách nhiệm dân sự và hình sự khi có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác
Tóm tắt câu hỏi:
Bố tôi bị một người cầm cái điếu cày hút thuốc lào đánh vào mặt.gây chấn thương như sau: mũi sưng, phù nề, có dịch trong mũi và miệng. bi rách đa vùng gò má phải 3cm. xương gò má phải bị rạn. vai phải bi sưng, mắt phải bị sưng, phù, xuất huyết. chuẩn đoán của bác sỹ là bị đụng dập nhãn cầu.
Sau một thời gian điều trị thì bố tôi đã được xuất viện, kết luận sau khi ra viện như sau: những vết thương ở gò má, mũi, vai chuyển biến tốt, phục hồi tốt. nhưng mắt phải bị đụng dập nhãn cầu, không phục hồi lại được. mắt phải không nhìn thấy được. Theo những kết luận trên, tôi xin luật sư tư vấn giúp tôi những vấn đề sau:
– Tổn thương cơ thể bố tôi khoảng bao nhiêu %?
– Nếu đưa ra pháp luật thì người gây thương tích cho bố tôi phải bồi thường như thế nào cho bố tôi kể từ khi bố tôi nhập viện và sau này ? (người đánh bố tôi sai hoàn toàn.)
– Nếu 2 bên thỏa thuận được, và người đánh bố tôi chấp nhân bồi thường bằng tiền, thi phải bồi thường cho bố tôi khoảng bao nhiêu là đúng theo pháp luật ? (không tính các khoản chi phí trước khi bố tôi ra viện) – Người đánh bố tôi như vậy thì phải chịu nhưng hình phạt như thế nào ? Tôi mong luật sư tư vấn giúp tôi .
Luật sư tư vấn:
Mắt của ba bạn hiện nay bị dập nhãn cầu không nhìn được và không còn khả năng phục hồi nên đã bị mù chưa khoét bỏ nhãn cầu. Hiện tại không có quy định cụ thể về việc bị dập nhãn cầu không nhìn được và không còn khả năng phục hồi sẽ bị suy giảm bao nhiêu phần trăm? Về nguyên tắc xác định, sau khi ba bạn điều trị ổn định có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan có thẩm quyền sẽ trưng cầu giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể. Kết luận giám định tỷ lệ tổn thưởng cơ thể sẽ được cơ quan tiến hành tố tụng làm căn cứ để xem xét khởi tố vụ án hình sự.
Tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017 quy định:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; …
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; …
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:…
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; …”.
Bố bạn bị người khác đánh bằng điếu cày, tức là họ đã có hành vi cố ý gây thương tích cho bố bạn nên người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích cho người khác. Tại điểm 2 khoản 2 Mục I Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP quy định về khái niệm “vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác”:
“2.1. “Vũ khí” là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ).
2.2. “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.
a. Về công cụ, dụng cụ
Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…
b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra
Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…
c. Về vật có sẵn trong tự nhiên
Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…”.
Điếu cày là dụng cụ được chế tạo nhằm phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày và nếu sử dụng điếu cày để tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của người bị tấn công. Theo đó, người phạm tội đã sử dụng điếu cày tấn công bố của bạn nên sẽ bị coi là có sử dụng hung khí nguy hiểm. Do đó, bạn này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm c khoản 3 Điều 134 sẽ bị phạt tù từ 5 đến 10 năm.
Ngoài ra, người đánh bố bạn còn phải bồi thường thiệt hại do lỗi của họ gây ra căn cứ theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của bố bạn
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của bố bạn; nếu thu nhập thực tế của bố bạn không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc bố bạn trong thời gian điều trị; nếu mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc bố bạn.
+ Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần.Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở.
5. Cố ý gây thương tích cho người khác bị xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
1 nhóm 4 người ngồi chơi, bị 1 vợ chồng và đứa con chạy xe quẹt trúng rồi bên vợ chồng có lời lẽ thô tục khiêu khích sau đó nhóm 4 người đánh 1 mình ông chồng. Vậy có bị truy tố hình sự hay không?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp không đầy đủ là sự việc đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết chưa, tỉ lệ thương tật là bao nhiêu % nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể trong trường hợp này, nên chúng tôi sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi bộ luật hình sự năm 2017 về tội gây thương tích và gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. “
Người gây ra thiệt hại sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm như sau:
Mặt khách quan của tội phạm
– Hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
– Công cụ, phương tiện sử dụng
Nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện có tính nguy hiểm cao như: lựu đạn, súng, chất nổ, dao găm… phần nào đó có thể xác định người phạm tội mong muốn cho nạn chết. Ngược lai, nếu người phạm tội không lựa chọn hoặc chỉ lựa chọn loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng thì phần nào không mong muốn nạn nhân chết. Vì vậy, dựa vào việc người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội có thể xác định được là người phạm tội mong muốn giết người hay đơn thuần chỉ gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe.
– Vị trí trên cơ thể mà người phạm tội gây ra thương tích , tổn hại sức khỏe.
Trên thực tế khi muốn tước đoạt sinh mạng của ai đó thì người phạm tội sẽ tấn công vào những nơi xung yếu trên cơ thể như: vùng đầu, vùng ngực, vùng cổ, vùng bụng…kết hợp việc sử dụng công cụ, phương tiện nếu là công cụ, phương tiện ít nguy hiểm, cùng với việc tấn công vào những nơi được coi là không xung yếu trên cơ thể, có thể xác định là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe mà không phải là hành vi giết người.
– Mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công
Xác định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe dựa vào mức độ tấn công với cường độ mạnh hay yếu cùng với vị trí tấn công trên cơ thể xem hành vi đó có dồn dập và cường độ tấn công mạnh không? Nếu cường độ tấn công không mạnh và những vị trí tấn công không xung yếu, không nhằm tước đi sinh mạng của nạn nhân, khi đó sẽ không xác định là hành vi giết người mà là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.
– Hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ lệ thươn tật ( tỷ lệ %) mất sức lao động của nạn nhân.
Thứ hai: Chủ thể của tội phạm
Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS theo luật định.
Thứ ba: khách thể của tội phạm
Khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe.
Thứ tư: Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
Nếu chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính hành vi đánh nhau theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
– Phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 01 triệu đồng đối với hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau.
– Phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng đối với hành vi:
+ Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
+ Cố tình xâm hại hoặc thuê người khác thực hiện hành vi xâm hại sức khỏe của người khác.
Việc xử phạt hành chính đối với hành vi này sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập thành biên bản.
Ngoài ra, nếu người gây thiệt hại gây thiệt hại về sức khỏe thì sẽ phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho người bị hại.
Như vậy nếu thương tích của người bị hại là trực tiếp do người đánh gây ra và tỷ lệ của thương tật là từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định của Bộ luật hình sự thì nếu người bị hại có yêu cầu khởi kiện, người đánh có thể phạm phải tội cố ý gây thương tích hoặc tội gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Nếu thương tật là dưới 11% và không thuộc các trường hợp được quy định trên thì sẽ không đủ điều kiện cấu thành tội phạm.
6. Cố ý gây thương tích cho người khác 21% có bị xử lý hình sự?
Tóm tắt câu hỏi:
Chú tôi có mâu thuẫn từ trước với bà đã 75 tuổi, chú tôi dùng xe honda tông vào bà ấy, làm bà ấy gãy xương chậu, giám định thương tật 21%. Luật Dương Gia cho tôi hỏi? Chú tôi có bị đi tù không và bị bao nhiêu năm vậy?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào khoản 1, 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
…
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.”
Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích:
– Khách thể của tội phạm:
Khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe.
– Mặt khách quan của tội phạm.
+ Về hành vi khách quan:
Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
+ Về công cụ phương tiện sử dụng:
Tùy vào mức độ nguy hiểm của công cụ phương tiện sử dụng có thể hiện phần nào mục đích của người phạm tội có thực sự là muốn thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hay muốn thực hiện hành vi giết người. Người phạm tội sử dụng các loại vũ khí nguy hiểm như súng, lựu đạn, chất nổ, dao găm… phần nào đó có thể xác định người phạm tội mong muốn cho nạn chết. Ngược lai, nếu không lựa chọn hoặc chỉ lựa chọn loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng thì phần nào thể hiện người phạm tội không mong muốn nạn nhân chết.
+Về vị trí gây thương tích:
Trên thực tế dựa vào vị trí tấn công để xác định người này có hành vi cố ý gây thương tích hoặc có hành vi giết người. Vị trí tấn công là nơi xung yếu trên cơ thể như: vùng đầu, vùng ngực, vùng cổ, vùng bụng…kết hợp với sự nguy hiểm của công cụ, phương tiện sử dụng, vị trí tấn công trên cơ thể có thể xác định được hành vi của người phạm tội.
+Về mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công:
Mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công được hiểu là mức độ tấn công với cường độ mạnh hay yếu cùng với vị trí tấn công trên cơ thể xem hành vi đó có dồn dập và cường độ tấn công mạnh không? Nếu cường độ tấn công không mạnh và những vị trí tấn công không xung yếu, không nhằm tước đi sinh mạng của nạn nhân, khi đó sẽ không xác định là hành vi giết người mà là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.
+ Hậu quả của tội phạm: Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe của người khác được thể hiện bằng tỷ lệ thương tật (%).
– Mặt chủ quan của tội phạm:
Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
– Chủ thể của tội phạm:
Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Trong trường hợp của bạn, chú bạn đã có mâu thuẫn từ trước đó với bà 75 tuổi, và dùng xe Honda tông vào bà ấy, làm bà ấy gãy xương chậu, giám định thương tật 21%. Căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm nêu trên chú bạn đã có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Cụ thể:
+ Về khách thể của tội phạm: quyền được bảo vệ sức khỏe của bà cụ đã bị xâm phạm.
+ Về mặt khách quan của tội phạm: chú bạn đã có hành vi dùng xe Honda tông vào bà cụ, hậu quả là gãy xương chậu và tỷ lệ thương tật là 21%.
+ Về mặt chủ quan của tội phạm: đây là lỗi cố ý do chú bạn có mâu thuẫn từ trước với bà cụ và cố tình dùng xe Honda đâm vào bà ấy.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
+ Về chủ thể của tội phạm: Chú bạn có lỗi trong trường hợp này, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12, vì bạn không nói rõ độ tuổi của chú bạn, nên nếu chú bạn đã đủ 16 tuổi trở lên và có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự thì chú bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ vào điểm đ khoản 2 Điều 134, hành vi phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% “đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ” theo điểm c khoản 1 Điều 134, hành vi này có thể bị xử lý hình sự, phạt tù từ 02 năm đến 06 năm tù giam.
Vậy, trong trường hợp nếu chú bạn đã đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự thì chú bạn có thể bị xử lý hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác theo quy định tại khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, mức phạt tù từ 02 năm đến 06 năm tù giam.