Giá trị lịch sử nước ta trải qua bao thời kỳ được xem là một trong những giá trị có ý nghĩa vô cùng lớn. Bởi lẽ, từ xưa ông cha ta đã phải hy sinh rất nhiều máu và nước mắt cho sự nghiệp của dân tộc. Và cổ vật được xem là một trong những vật thể hiện ý nghĩa lịch sử dân tộc sâu sắc và giá trị.
Mục lục bài viết
1. Cổ vật là gì?
Với bề dày lịch sử nước ta trải qua hàng ngàn năm nay thì những giá trị lịch sử để lại là vô cùng phong phú và đa dạng. Một số di tích lịch sử – văn hóa, di vật, cổ vật đã được khai thác và đem lại nhiều ý nghĩa cho cuộc sống tinh thần của nhân dân ta. Tuy nhiên, vẫn còn một số bảo vật bị chôn vùi, chưa thể phát hiện và khai thác hết được. Những cổ vật này giá trị lịch sử, văn hóa khoa học rất ý nghĩa và quan trọng đối với lịch sử của đất nước ta.
Theo đó, cổ vật quy định tại khoản 6, điều 4 của Luật di sản văn hóa là những hiện vật được lưu truyền lại từ đời trước có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có nguồn gốc từ rất lâu về trước cụ thể là từ một trăm năm tuổi trở lên.
Một số khái niệm liên quan như sau:
– Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
– Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
– Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là sản phẩm được làm giống như bản gốc về hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, trang trí và những đặc điểm khác.
Cổ vật được dịch sang tiếng anh như sau: Relic
Khái niệm về cổ vật được dịch sang tiếng anh như sau:
Antiquities are objects handed down from previous generations with typical historical, cultural and scientific values, originating from a long time ago, specifically from one hundred years old or more.
2. Trường hợp cổ vật nào được coi là bảo vật quốc gia:
Căn cứ theo điều 18 của Quyết định 53/2019/QĐ-UBND quy định để được công nhận bảo vật quốc gia thì cần đáp ứng các tiêu chí như sau:
– Hiện vật là di vật, cổ vật được lập hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia là hiện vật đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, cụ thể như sau:
+ Là hiện vật gốc độc bản, tức là bản duy nhất và không có bản thứ hai tại nước ta.
+ Là hiện vật có hình thức độc đáo, sắc sảo và có nhiều điểm mới lạ, bí ẩn.
+ Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên như những dụng cụ, vũ khí hỗ trợ trong cuộc chiến chống giặc, hay trống, chiêng, bia tử niệm, cung tên, tượng điêu khắc, chạm khắc, long bào, đàn đá…;
Ngoài ra, phải được đăng ký và chấp nhận đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.
– Tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vật quốc gia đã đăng ký có các quyền sau đây:
+ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật; được giữ bí mật thông tin về di vật, cổ vật đã đăng ký, nếu có yêu cầu;
+ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch hướng dẫn nghiệp vụ, tạo điều kiện bảo vệ và phát huy giá trị di vật, cổ vật.
Đồng thời khi chuyển quyền sở hữu bảo vật quốc gia, tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vật phải
3. Trình tự, thủ tục để được công nhận bảo vật quốc gia:
Trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, cụ thể như sau:
Thứ nhất, hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia
– Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, trong đó phải trình bày rõ đặc điểm của hiện vật theo các tiêu chí để được công nhận là bảo vật quốc gia;
– Ảnh: 01 ảnh tổng thể và 01 ảnh đặc tả chi tiết (ảnh màu, từ cỡ 9cm x 12cm trở lên), chú thích đầy đủ, đảm bảo thể hiện các đặc trưng cơ bản của hiện vật. Khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số;
– Bản ghi âm, ghi hình (nếu có) phải có âm thanh, hình ảnh rõ nét thể hiện sự độc đáo của hiện vật (ghi trên băng hoặc đĩa);
– Bản sao, bản dập (nếu có), bản dịch đối với những hiện vật là sách, tài liệu chữ cổ hoặc hiện vật có hoa văn trang trí, có chữ viết thể hiện trên hiện vật;
– Tài liệu khác liên quan đến hiện vật (nếu có) gồm: Bài viết về hiện vật; xác nhận của nhân chứng đối với các hiện vật có giá trị lịch sử; giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật.
Thứ hai, trình tự thủ tục
Bước 1: Cá nhân, tổ chức tiến hành lập hồ sơ và chuẩn bị 04 bộ hồ sơ, 1 bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân lập hồ sơ và 03 bộ còn lại gửi đến 03 cơ quan có thẩm quyền đề nghị công nhận bảo vật sau đây:
+ Bảo tàng quốc gia;
+ Bảo tàng chuyên ngành;
+ Bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích, bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật.
Bước 2:
Sau khi nhận được hồ sơ các cơ quan trên sẽ tiến hành gửi văn bản đề nghị và hồ sơ hiện vật đến cơ quan có thẩm quyền cấp trên kèm theo ý kiến thẩm định bằng văn bản.
Bước 3: Thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật của các cơ quan có thẩm quyền
- Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch thành lập Hội đồng thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia và bố trí kinh phí hoạt động của Hội đồng thẩm định hiện vật trong dự toán ngân sách sự nghiệp hằng năm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Hội đồng giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (sau đây gọi là Hội đồng giám định cổ vật) thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng giám định cổ vật, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
Bước 4: Trình thủ tướng Chính phủ hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Bộ trưởng Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng chính phủ xem xét,q uyết định công nhận bảo vật quốc gia.
Lưu ý:
- Hiện vật đang có tranh chấp về quyền sở hữu chỉ được lập hồ sơ đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia sau khi đã xác định rõ quyền sở hữu hoặc quyền quản lý hợp pháp để đảm bảo quyền lợi của người sở hữu và tránh các trường hợp xảy ra tranh chấp.
- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý hiện vật chịu trách nhiệm lập hồ sơ hiện vât đề nghị công nhận bảo vật quốc gia. Hồ sơ hiện vật phải đảm bảo tính chính xác, trung thực và các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia. Và cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, lập hồ sơ hiện vật khi được tổ chức, cá nhân đề nghị là Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Một số bảo vật nổi tiếng:
Những giá trị lịch sử của nước ta qua các thời kỳ đến ngày nay chính là những minh chứng sống cho cuộc cách mạng dân tộc mà thế hệ hôm nay phải giữ gìn và tôn trọng. Trong số những bảo vật được phát hiện và giữ gìn tại các Bảo tàng lịch sử thì không thể nhắc đến 03 bảo vật thuộc thời kỳ lịch sử cận-hiện đại trong tổng số 20 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia.
Thứ nhất, “Nhật ký trong tù” hay còn gọi là Ngục trung nhật ký
Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng và có giá trị tinh thần rất lớn đối với dân tộc Việt Nam. Nhật ký này của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện dưới hình thức thơ, được sáng tác trong thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ, đầy ải qua các nhà tù của 13 huyện ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943. Nội dung của Nhật ký là những dòng thơ thể hiện tinh thần yêu nước, khí phách lạc quan, tấm lòng yêu nước thương dân, lo cho sự nghiệp giải phóng dân tộc với tấm lòng nhân ái bao vóc trí tuệ của một chân dung vĩ đại, với khát vọng đẹp nhất là “Độc lập cho dân tộc và Tự do cho con người”.
Thứ hai, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
Là bản thảo viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc đứng lên đánh Pháp xâm lược để bảo vệ nền độc lập dân tộc vào ngày 19/12/1946. Đây là khoảng thời gian mà thực dân pháp với âm mưu và dã tâm quay lại xâm lược Việt Nam một lần nữa. Người đã bí mật về ở và làm việc tại gia đìng ông Nguyễn Văn Dương, làng Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Tây nay là Hà Nội. Trong căn phòng nhỏ hẹp ở gác mái, Người đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Bản thảo được viết trên hai trang giấu rời, màu ngà không có dòng kẻ, kích thước 13,5 cm x 20,5 cm.
Thứ ba, “Đường Kách mệnh”
Là tác phẩm tập hợp các bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu vào những năm 1924-1927 và được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành sách. Cuốn sách bao gồm 100 trang, in trên giấy nến bằng kỹ thuật in Lito, với kích thước 22x15cm, trang bìa lót có kích thước 15x20cm đã ngả màu vàng. Đây là hiện vật độc nhất vô nhị kèm theo một bản lý lịch hiện chưa đựng một cấu chuyện lý thú về hành trình của cuốn sách. Đó là một tờ giấy rời viết chữ Nôm bằng mực son kể việc bắt được cuốn sách. Trên tờ giấy đó còn có chữ ký của Phó lý Nguyễn Văn Tôn, chữ “Nhất” và chữ “Phụng đệ” cùng với dấu của Tri huyện Thanh Hà.