Nguyên quán là gì? Xác định quê quán cho con trong Giấy khai sinh? Có được thay đổi quê quán trong Giấy khai sinh không?
Giấy tờ khai sinh là giấy tờ pháp lý quan trọng của mỗi cá nhân bởi trên đó xác định những thông tin cơ bản nhất của cá nhân. Một trong các thông tin cơ bản nhất trong giấy khai sinh đó chính là quê quán, hay còn gọi là nguyên quán của cá nhân. Giấy tờ khai sinh được cấp khi cá nhân mới được sinh ra, và trong quá trình sinh sống, cá nhân có mong muốn thay đổi nội dung quê quán của Giấy khai sinh, nhưng lại không chắc chắn rằng nội dung này có được thay đổi không.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Trong thực tiễn tư vấn, thì chúng tôi có nhận được câu hỏi yêu cầu tư vấn như sau:
“Tôi muốn thay đổi nguyên quán của con gái trong giấy khai sinh để thuận lợi hơn cho công việc của con sau này. Trước đây đăng ký nguyên quán trong giấy khai sinh theo quê quán của chồng tôi, hiện tại tôi muốn thay đổi nguyên quán của con theo quê tôi có được không? Cám ơn luật sư!”
Chúng tôi sẽ giải đáp những thông tin trong bài viết dưới đây.
* Cơ sở pháp lý:
– Luật Hộ tịch năm 2015;
– Nghị định số 123/2015/NĐ- CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
–
Mục lục bài viết
1. Nguyên quán là gì?
“Nguyên quán” là một thuật ngữ được sử dụng khá lâu trong các văn bản pháp luật của nước ta ở thời gian trước. Tại điểm e, Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 36/2014/TT- BCA (Hiện thông tư này đã hết hiệu lực) quy định về nguyên quán như sau: “e) Mục “Nguyên quán”: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại;”
Như vậy, có thể hiểu khi nhắc đến nguyên quán, thì chúng ta thường nhắc đến nguồn gốc của cá nhân được sinh ra ở đâu mà có tính chất sâu xa hơn so với quê quán, xác định theo nguồn gốc, xuất xử của ông bà nội, hoặc ông bài ngoại. Trước đây, thuật ngữ nguyên quán được sử dụng trong hoạt động xác định nguyên quán, thông tin cá nhân khi làm chứng minh thư nhân dân. Đến hiện tại thì các văn bản luật hiện hành đều đã bỏ quy định về nguyên quán, thống nhất áp dụng thuật ngữ “quê quán”.
2. Xác định quê quán cho con trong Giấy khai sinh:
Như ở trên đã khẳng định, “nguyên quán” trước đây được sử dụng trong hoạt động của Bộ Công an trong hoạt động xác nhận nhân khẩu, quản lý nhân khẩu, cấp Chứng minh thư nhân dân,…
Còn “quê quán” được sử dụng khi cấp Giấy khai sinh do Bộ Tư pháp thực hiện, quản lý. Nên chúng tôi khẳng định lại một lần nữa, trong Giấy khai sinh thống nhất sử dụng thuật ngữ “quê quán”, tránh trường hợp nhầm lẫn quê quán như trong câu hỏi yêu cầu tư vấn. Và dưới đây chúng tôi cũng sẽ sử dụng thuật ngữ “quê quán trong bài viết của mình.
Tại Khoản 8 Điều 4
Quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 04/2020/TT- BTP quy định như sau: “2. Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.” Quy định này đã xác định rõ ràng trường hợp áp dụng tập quán khi bố mẹ không thể thỏa thuận xác định quê quán cho con, hiểu đơn giản là bố mẹ mâu thuẫn trong việc xác định quê cho con thì sẽ áp dụng tập quán xác định quê quán trong giấy khai sinh để xác định quê quán cho con. Tuy nhiên, việc áp dụng tập quán cũng có giới hạn của nó, đó chính là “… phải đảm bảo theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ”. Như vậy, dù cả hai mâu thuẫn nhưng kết quả cuối cùng thì quê quán của con phải là quê quán của cha, hoặc quê quán của mẹ. Việc quy định như vậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tránh các trường hợp lựa chọn quê quán khác để con cái hưởng những lợi ích, ưu đãi đặc biệt.
Nội dung quê quán trong Giấy Khai sinh ghi bao gồm thôn, xã (phường, thị trấn), Huyện (quận, thành phố trực thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trung ương).
3. Có được thay đổi quê quán trong Giấy khai sinh không?
Quê quán trong Giấy khai sinh là một nội dung của hộ tịch. Việt thay đổi quê quán trong Giấy Khai sinh chính là việc thay đổi, hay cải chính hộ tịch. Tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định như sau: “2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”
Dẫn chiếu theo quy định này thì việc thay đổi quê quán trong Giấy khai sinh chỉ được thực hiện khi cha mẹ nhận thấy có sự sai sót do lỗi của công tác hộ tịch hoặc sai sót của người yêu cầu đăng ký hộ tịch. Sai sót này được phát hiện sau khi đã cấp Giấy khai sinh. Do đó, đối với câu hỏi yêu cầu tư vấn “thay đổi nguyên quán của con gái trong giấy khai sinh để thuận lợi hơn cho công việc của con sau này” thì chúng tôi xin trả lời là không thể thay đổi được nội dung quê quán khai sinh trong trường hợp này.
Việc pháp luật quy định hạn chế các trường hợp thay đổi nội dung quê quán trong giấy khai sinh nói riêng và các nội dung hộ tịch khác nói chung là điều hoàn toàn hợp lý. Vừa nhằm giảm những công việc cho cơ quan hành chính, cũng như đề cao trách nhiệm của các cá nhân khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh, đồng thời phòng tránh những sự lợi dụng thay đổi các thông tin hộ tịch, quê quán để hưởng lợi.
Quy định của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP đã kế thừa quy định cũ về cải chính hộ tịch. Cụ thể thì điều 36
Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch theo quy định tại Mục này bao gồm:
“1. Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
2. Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký.
3. Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
4. Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.
5. Bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.
6. Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.”
Chúng ta dễ dàng nhận thấy quy định luật cũ cũng quy định việc cải chính cũng chỉ được thực hiện khi có sai sót trong đăng ký, còn những lý do khác để cải chính hộ tịch là điều không thể. Nếu không có lý do chính đáng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không tiến hành giải quyết sửa đổi thông tin giấy khai sinh. Khi tiến hành cải chính hộ tịch, các cá nhân phải cung cấp các chứng cứ chứng minh là có sự sai sót trong quá trình đăng ký khai sinh trước đó để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định chấp nhận cải chính hộ tịch. Đây là yêu cầu bắt buộc khi yêu cầu cải chính hộ tịch.