Thẻ bảo hiểm y tế là một loại giấy tờ quan trọng đối với người tham gia bảo hiểm y tế dùng trong trường hợp đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế có bảo hiểm y tế. Vậy theo quy định hiện nay một người có thể sử dụng hai thẻ bảo hiểm y tế cùng một lúc không?
Mục lục bài viết
1. Có thể sử dụng hai thẻ bảo hiểm y tế cùng một lúc không?
Em chào các anh chị, vì một số lí do không tiện nhắc đến, em không thể sử dụng thẻ BHYT do công ty đăng ký. Vậy thì liệu em có thể mua thêm 1 BHYT khác chung với gia đình để dùng không ạ? Nhưng luật cũng nói là nếu 1 người thuộc nhiều đối tượng BHYT thì được hưởng quyền lợi theo đối tượng có quyền lợi cao nhất. Như vậy một người có thể sử dụng hai thẻ bảo hiểm cùng một lúc không ạ? Em xin cảm ơn nhiều ạ.
Chào bạn, chúng tôi gửi bạn câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 1
– Đối với trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau sẽ được quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.
Dẫn chiếu theo Điều 12 Luật BHYT 2008, được sửa đổi bởi
– Người lao động hiện đang làm việc theo
Và nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
– Người đã thực hiện hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
Bên cạnh đó theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Luật BHYT 2008, được sửa đổi bởi Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2018 thì:
– Đối với trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2018 quy định như sau:
– Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì bạn không được cùng một lúc sở hữu và sử dụng đồng thời 2 thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp bạn đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng được xác định thứ tự đầu tiền theo quy định tại Điều 12 và được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
2. Những quyền lợi khi sử dụng thẻ BHYT là gì?
Khi sử dụng thẻ BHYT, bạn sẽ được hưởng các quyền lợi sau đây:
– Được cấp thẻ BHYT để làm căn cứ để khám chữa bệnh theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.
– Được lựa chọn cơ sở y tế nơi thuận lợi gần với nơi ở hoặc nơi công tác để đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu.
– Được khám chữa bệnh tại cơ sở y tế nơi đăng ký ban đầu hoặc chuyển tuyến theo quy trình và quy định.
– Được thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo như mức hưởng tùy thuộc vào đối tượng tham gia và nơi khám chữa bệnh. Mức hưởng có thể xác định từ từ 80% đến 100% chi phí khám chữa bệnh.
– Được sử dụng các loại dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn sau 180 ngày kể từ ngày đóng BHYT đối với trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia lại sau một thời gian gián đoạn.
– Được sử dụng ứng dụng VssID, Căn cước công dân gắn chip hoặc ứng dụng VNeID thay thế cho thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh.
3. Cách sử dụng thẻ bảo hiểm y tế như thế nào?
Để sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
– Bạn sẽ phải có trách nhiệm xuất trình thẻ bảo hiểm y tế còn hiệu lực sử dụng kèm theo giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ như chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, hộ chiếu, bằng lái xe khi đi khám chữa bệnh. Trường hợp đối với trẻ em dưới 6 tuổi, chỉ cần xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.
– Các trường hợp thẻ BHYT sẽ không được chấp nhận là khi thẻ đã hết thời hạn sử dụng, có dấu vết bị sửa chữa, tẩy xoá và sử dụng thẻ của người khác.
– Bạn sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở y tế thuận tiện gần với nơi ở hoặc nơi công tác của bạn. Nếu bạn muốn khám chữa bệnh ở cơ sở y tế khác, bạn phải có giấy chuyển tuyến theo quy trình và quy định.
– Bạn phải có trách nhiệm thanh toán một phần chi phí khám chữa bệnh theo mức hưởng tùy thuộc vào đối tượng tham gia và nơi khám chữa bệnh. Mức hưởng có thể từ 80% đến 100% chi phí khám chữa bệnh tùy từng trường hợp.
– Bạn có thể sử dụng ứng dụng VssID, VNeID hoặc thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử đã tích hợp thẻ BHYT để thay thế cho thẻ bảo hiểm y tế giấy khi đi khám chữa bệnh.
– Đối với các ứng dụng VssID và VNeID, thì bạn cần cài đặt và đăng ký ứng dụng trên điện thoại thông minh để sử dụng mã QR Code và hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế điện tử.
4. Không mang theo thẻ BHYT thì có được BHYT thanh toán?
– Đối với trường hợp bạn không mang theo thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh, thì bạn vẫn có thể được BHYT thanh toán một phần chi phí, nhưng ở mức thấp hơn so với khi có thẻ. Cụ thể, nếu trường hợp bạn khám chữa bệnh ngoại trú, mức thanh toán tối đa bằng 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám chữa bệnh. Nếu bạn khám chữa bệnh nội trú, mức thanh toán tối đa bằng 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm nhập viện.
– Trong trường hợp thẻ BHYT của bạn hiện đang trong thời gian chờ cấp lại do thẻ đã bị mất, hỏng, rách bạn cần xuất trình được các giấy tờ chứng minh thẻ đang được cấp lại như giấy hẹ trả cấp lại thẻ BHYT thì sẽ được BHYT thanh toán theo quy định.
– Ngoài ra, hiện nay bạn cũng có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử để xuất trình thay cho thẻ BHYT giấy truyến thống.
– Theo đó, thì bạn có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên 2 ứng dụng là VssID hoặc VNeID để thay thế cho thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh. Và bạn chỉ cần cài đặt và đăng ký ứng dụng VssID, VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng mã QR-Code hoặc hình ảnh thẻ BHYT điện tử.
– Đối với thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử sẽ được cơ quan BHXH và Bộ công an tự động tích hợp thẻ BHYT lên thẻ CCCD sau khi bạn làm thủ tục cấp, đổi thẻ CCCD gắn chíp theo quy định.
– Cơ sở khám, chữa bệnh sẽ tiến hành sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT trên ứng dụng nếu cơ sở khám chữa bệnh không có đầu đọc. Mọi thông tin của bệnh nhân sẽ được cập nhật thông qua hệ thống dữ liệu điện tử một cách nhanh chóng và chính xác.
– Xuất trình hình ảnh thẻ BHYT điện tử trên ứng dụng giúp các cơ sở khám chữa bệnh có các giải pháp chống lạm dụng trục lợi quỹ KCB BHYT hiệu quả. Đồng thời mọi thủ tục xác minh cũng rất nhanh và chính xác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2018.
THAM KHẢO THÊM: