Vì nhiều lý do từ khách quan đến chủ quan, người vi phạm giao thông không thể tự đi nộp phạt được, vậy trong trường hợp này thì: Có thể nhờ người khác đến nộp phạt giao thông hộ không?
Mục lục bài viết
1. Có thể nhờ người khác đến nộp phạt giao thông hộ không?
1.1. Xử phạt vi phạm hành chính giao thông là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật giao thông đường bộ thì đường bộ gồm: đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Trên cơ sở cách hiểu về các thuật ngữ “giao thông”; “đường bộ” như trên, có thể thấy giao thông đường bộ là việc đi lại từ chỗ này qua chỗ kia của người và phương tiện chuyên chở trên đường đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Trong khi đó trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông đường bộ thông suốt. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ góp phần vào sự phát triển kinh tế cũng như bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước.
Như vậy: vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là hành vi trái pháp luật, có lỗi do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính. Nhìn chung thì vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông mang những đặc điểm sau đây:
– Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những hành vi do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính và tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật;
– Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ luôn chiếm một tỷ lệ cao so với các vi phạm hành chính còn lại;
– Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ diễn ra mọi lúc, mọi nơi; chủ thể thực hiện hành vi vi phạm cũng vô cùng đa dạng, đủ mọi thành phần khác nhau trong xã hội. Đây là một đặc điểm cần phải lưu ý đối với các lực lượng chức năng để từ đó có những biện pháp phù hợp và cần thiết trong hoạt động này;
1.2. Có thể nhờ người khác đến nộp phạt giao thông hộ không?
Theo quy định của pháp luật dân sự cụ thể là tại Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành, thì đại diện theo ủy quyền là một trong những loại đại diện mà pháp luật nước ta ghi nhận. Theo đó thì các chủ thể nếu gặp khó khăn vướng mắc mà không thể tự thực hiện hành vi để bảo vệ quyền lợi cho mình thì có thể xác lập một giao dịch ủy quyền cho một người khác, để người đó nhân danh và vì lợi ích của mình để thực hiện thay mình một hoạt động nào đó.
Như vậy thì đối với câu hỏi: Có thể nhờ người khác đến nộp phạt giao thông hộ không? Câu trả lời là có, do pháp luật có ghi nhận chế định cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Vì thế hoàn toàn có thể nhờ người khác nộp phạt vi phạm giao thông hộ mình. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, ủy quyền cho người khác thực hiện một hành vi dân sự nào đó, trong đó có hoạt động nộp phạt vi khi phạm pháp luật giao thông, thì cần phải được lập thành văn bản rõ ràng và đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật, phải đáp ứng về mặt hình thức, tức là văn bản ủy quyền phải có dấu xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng, đồng thời trong văn bản ủy quyền cần ghi rõ số chứng minh nhân dân của người ủy quyền và người nhận ủy quyền.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 10 của nghị định số 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì người đi nộp phạt hộ cần lưu ý rằng, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của kho bạc nhà nước, các giấy tờ bị tạm giữ sẽ được gửi trả qua đường bưu điện bằng hình thức bảo đảm cho cá nhân, tổ chức vi phạm. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả. Tuy nhiên, người vi phạm có thể đăng ký nộp tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ qua hệ thống bưu điện theo quy định của Chính phủ, bởi điều này giúp người dân tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn.
2. Đến đâu để nộp phạt hộ vi phạm giao thông cho người khác?
Nhìn chung, có thể thấy, xác định thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền quản lý là nguyên tắc cho phép phân định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính giữa hệ thống Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên ngành. Trong bộ máy hành chính của Nhà nước ta, Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung trên đơn vị lãnh thổ tương ứng. Xác định thẩm quyền xử phạt theo mức tối đa của khung hình phạt, nguyên tắc này cho phép phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính giữa các chức danh có thẩm quyền xử phạt trong cùng lĩnh vực quản lý. Xác định thẩm quyền xử phạt theo hình thức xử phạt và mức phạt hình thức và mức phạt là một tiêu chí quan trọng để xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, theo đó, chức danh có thẩm quyền xử phạt đối với một vi phạm hành chính phải là người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tương ứng với mỗi hành vi vi phạm.
Người nộp phạt hộ vi phạm giao thông có thể căn cứ theo khoản 1 Điều 20 của nghị định số 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì có thể lựa chọn thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau đây:
– Người được ủy quyền có thể nộp tiền mặt trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền là kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi mà kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt của người ủy quyền;
– Người được ủy quyền có thể chuyển khoản vào tài khoản của kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
– Người được ủy quyền có thể nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật, thông thường là cơ quan công an ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm của người ủy quyền.
Như vậy, các chủ thể nhận uỷ quyền có thể lựa chọn hình thức nộp tiền phạt vi phạm giao thông cho người ủy quyền theo các hình thức trên.
3. Trình tự và thủ tục nộp phạt hộ vi phạm giao thông cho người khác:
Hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trong mỗi địa phương và cả nước luôn là vấn đề phức tạp có ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội. Có thể thấy được qua việc nhà nước sử dụng pháp luật để thực hiện các tác động đến các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ góp phần ổn định trật tự xã hội. Trật tự an toàn xã hội được ổn định sẽ góp phần rất lớn đến hiệu quả của hoạt động xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ. Hoạt động này có vai trò to lớn cho việc đảm bảo phát triển bền vững kinh tế – xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Nhìn chung thì người được ủy quyền cần phải nộp tiền phạt vi phạm giao thông theo trình tự được ghi nhận tại Điều 20 của nghị định số 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà người ủy quyền bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm, thì theo đề nghị của người ủy quyền, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định của pháp luật và gửi quyết định xử phạt cho người ủy quyền qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, được tính kể từ ngày ra quyết định xử phạt;
– Người được ủy quyền nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch bưu chính công ích đối với trường hợp nộp gián tiếp. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Giao thông đường bộ năm 2019.
– Nghị định số 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.