Hiện nay vấn đề rút bảo hiểm xã hội được nhiều người quan tâm đó là có thể rút ở tỉnh khác được không? Bài viết dưới đây sẽ phân tích về vấn đề đó.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần:
Căn cứ tại Điều 77
– Đối tượng đủ tuổi nghỉ hưu theo đúng quy định đồng thời về thời gian đóng bảo hiểm xã hội đóng chưa đủ 20 năm bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Đối với đối tượng là lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phương, thị trấn đóng chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội
– Đối tượng người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi:
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm.
+ Nghỉ việc sau một năm và thời gian nghỉ đó không tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở đơn vị nào khác.
– Ra nước ngoài để định cư.
– Đối tượng nào đang bị mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
– Đối tượng người lao động khi phụ viên, xuất ngũ, thôi việc không đủ điều kiện hưởng lương hưu:
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn.
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân.
2. Có thể nhận bảo hiểm xã hội một lần ở tỉnh khác được không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1.2. Điều 2 Quyết định số 166/QĐ-BHXH, cụ thể về phân cấp giải quyết bảo hiểm xã hội như sau:
* Cơ quan bảo hiểm xã hội huyện có quyền:
– Giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, thân nhân người lao động thuộc các đơn vị sử dụng lao động theo phân cấp quản lý thu.
– Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với người nộp hồ sơ cụ thể là:
+ Các yêu cầu hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát của người lao động đủ điều kiện.
+ Người lao động có nhu cầu thực hiện việc bảo lưu bảo hiểm xã hội; hay tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
+ Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.
+ Giải quyết cho thân thân của các đối tượng: người lao động bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
– Nếu như người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng có nhu cầu chuyển lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đến địa điểm khác thì giải quyết làm thủ tục chuyển.
– Thực hiện lập danh sách chi trả bảo hiểm xã hội một lần nếu như cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.
Đối với trường hợp người hưởng đăng ký nhận tiền mặt tại cơ quan bưu điện thì cơ quan bảo hiểm xã hội lập danh sách chi trả chế độ bảo hiểm xã hội một lần bằng tiền mặt do bảo hiểm xã hội huyện giải quyết chuyển cơ quan Bưu điện chi trả.
Lập danh sách hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề theo phân cấp thu.
– Đối với trường hợp ngoài nhiệm vụ giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản và bảo hiểm xã hội một lần mà bảo hiểm xã hội huyện chưa đủ khả năng tổ chức thực hiện thì khi đó Giám đốc bảo hiểm xã hội huyện có văn bản đề nghị Giám đốc BHXH tỉnh chưa phân cấp thực hiện nhiệm vụ đó.
– Giám đốc bảo hiểm xã hội huyện có văn bản đề nghị Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh chưa phân cấp thực hiện nhiệm vụ đó nếu trong trường hợp chưa đủ khả năng để giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo phân cấp.
Như vậy, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần tại bảo hiểm xã hội huyện nơi cư trú hoặc hoặc bảo hiểm xã hội tỉnh nơi cư trú, trong trường hợp bảo hiểm xã hội tỉnh được phân cấp giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Mà hiện tại nơi cư trú bao gồm nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và nơi đăng ký tạm trú. Do đó, người lao động muốn rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ nộp hồ sơ tại hai nơi quy định như trên.
3. Cách tính bảo hiểm xã hội một lần:
3.1. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Khoản 2 Điều 8
– Những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014: hưởng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– Những năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi: hưởng 01 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Công thức tính bảo hiểm xã hội một lần như sau:
Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014).
Trong đó:
– Thời gian đóng bảo hiểm xã hội nếu có tháng lẻ từ 01 đến 06 tháng thì sẽ được tính là nửa năm. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội nếu có tháng lẻ từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là 01 năm.
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội:
Công thức tính:
Mức bình quân tiền lương tháng = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Hệ số chỉnh hàng năm) : Số tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Năm | Trước 1995 | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 |
Mức điều chỉnh | 5,10 | 4,33 | 4,09 | 3,96 | 3,68 | 3,53 | 3,58 | 3,59 | 3,46 | 3,35 | 3,11 | 2,87 | 2,67 | 2,47 | 2,01 |
Năm | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 |
|
Mức điều chỉnh | 1,88 | 1,72 | 1,45 | 1,33 | 1,25 | 1,20 | 1,19 | 1,16 | 1,12 | 1,08 | 1,05 | 1,02 | 1,00 | 1,00 |
|
3.2. Đối với người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Mức rút bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính như sau:
(1,5 x Mbqtn x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtn x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014) – Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện.
Trong đó:
– Thời gian đóng bảo hiểm xã hội: nếu có tháng lẻ từ 01 – 06 tháng được tính là ½ năm; còn lẻ từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là 01 năm.
– Đối với những đối tượng mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định sẽ không bị áp dụng trừ đi số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
4. Hồ sơ, thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần:
4.1. Hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần:
Căn cứ tại Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, được hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 14/2016/TT-BYT, hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần bao gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội.
– Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo mẫu số 14-HSB (bản chính).
– Trường hợp cá nhân đi nước ngoài định cư cần có giấy tờ chứng minh việc ra nước ngoài định cư bao gồm:
+ Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam.
+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp.
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.
+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài.
+ Giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
– Trường hợp người lao động bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng muốn rút bảo hiểm xã hội cần trích sao bệnh án của bệnh viện.
4.2. Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, người lao động nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội huyện/tỉnh nơi cư trú:
Cách thức nộp:
– Nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Nộp qua đường bưu điện.
– Nộp qua Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội.
Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 công bố thủ tục hành chính được thay thế, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.