Điều động công chức là một trong những thủ tục của cơ quan có thẩm quyền. Vậy khi có quyết định điều động, công chức có được khiếu nại không?
Mục lục bài viết
1. Có thể khiếu nại quyết định điều động công chức không?
Căn cứ Điều 11
– Các quyết định hành chính hay hành vi hành chính trong nội bộ của cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ hoặc công vụ.
– Các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới.
– Các quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
– Các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao.
– Đối tượng khiếu nại không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hợp pháp.
– Các quyết định hành chính hay hành vi hành chính bị khiếu nại không có liên quan trực tiếp đến quyền cũng như lợi ích hợp pháp của họ.
– Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.
– Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại.
– Sự việc khiếu nại trước đó đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
– Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án.
– Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại.
Như vậy, về bản chất quyết định điều động cán bộ là một quyết định hành chính mang tính chất nội bộ trong cơ quan, đơn vị. Chính vì vậy theo căn cứ trên thì quyết định điều động sẽ không thuộc đối tượng để khiếu nại.
2. Điều động công chức trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 50 Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH Luật cán bộ, công chức việc điều động công chức phải căn cứ trên cơ sở sau:
– Thứ nhất, yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
– Thứ hai, điều kiện đối với công chức được điều động phải đạt các yêu cầu về nghiệp vụ, chuyên môn đảm báo đáp ứng và phù hợp với vị trí công việc mới.
Căn cứ Điều 26 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp điều động công chức gồm:
– Vì yêu cầu nhiệm vụ cụ thể.
– Dựa trên quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
– Theo quy định của Đảng và pháp luật mà thực hiện chuyển đổi vị trí công tác.
Việc điều động công chức được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định người đứng đầu cơ quan gặp gỡ công chức với mục đích nêu rõ sự cần thiết cũng như mục đích của việc điều động để nghe công chức trình bày, đề xuất ý kiến của họ.
Bước 2: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức thực hiện xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động công chức thuộc phạm vi quản lý và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện dựa trên quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của công chức.
Bước 3: Thực hiện lập danh sách công chức nào cần điều động.
Bước 4: Đối với từng trường hợp lên biện pháp thực hiện cụ thể.
3. Công chức bị kỷ luật có được khiếu nại không?
Căn cứ Điều 47
Theo quy định trên thì khi bị kỷ luật cán bộ, công chức hoàn toàn có quyền khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
4. Hồ sơ, thủ tục tiến hành khiếu nại:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khiếu nại:
– Đơn khiếu nại.
– Các tài liệu, giấy tờ có liên quan đến yêu cầu khiếu nại.
Bước 2: Nộp đơn khiếu nại:
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu:
– Người đã ra quyết định hành chính.
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sau khi nhận được đơn khiếu nại, cá nhân, tổ chức khiếu nại sẽ gửi đơn cũng như các tài liệu liên quan (nếu có) đến cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Tiếp nhận đơn và thụ lý giải quyết:
Người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do trong thời gian 10 ngày tính từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền của mình.
Bước 4: Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại:
– Người có thẩm quyền thực hiện kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại.
– Người có thẩm quyền sẽ tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan Thanh tra nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại khi chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại đó.
– Lưu ý việc xác minh phải đảm bảo độ chính xác, khách quan và kịp thời. Việc kiểm tra xác minh có thể diễn ra như sau:
+ Tiến hành kiểm tra, xác minh dựa trên các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp.
+ Tiến hành kiểm tra, xác minh tại địa điểm phát sinh khiếu nại.
+ Thực hiện qua các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Tổ chức đối thoại:
– Sẽ thực hiện tổ chức đối thoại nếu như yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu.
– Trong phiên đối thoại này phải làm rõ được nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và đề ra hướng giải quyết.
– Đại diện cơ quan có thẩm quyền nêu rõ các nội dung sau:
+ Nội dung cần đối thoại.
+ Kết quả xác minh nội dung khiếu nại.
– Trong cuộc đối thoại, người tham gia đối thoại sẽ có quyền phát biểu ý kiến.
– Sau khi đối thoại phải có biên bản ghi nhận đầy đủ các ý kiến của những người tham gia; đảm bảo có đầy đủ chữ ký, điểm chỉ của người tham gia.
Nếu như người tham gia không ký vào biên bản thì phải ghi rõ các lý do tại sao không ký.
Bước 6: Ra quyết định giải quyết khiếu nại:
Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản.
Sau đó gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan quản lý cấp trên trong vòng 03 ngày làm việc, tính từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại.
Lưu ý: Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2021 hợp nhất Luật khiếu nại do Văn phòng Quốc hội ban hành.
Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH Luật cán bộ, công chức.
Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.