Có thể giành quyền nuôi hai con khi chồng hay đánh cờ bạc, nợ nần? Điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình.
Có thể giành quyền nuôi hai con khi chồng hay đánh cờ bạc, nợ nần? Điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình.
Tóm tắt câu hỏi:
Hai vợ chồng tôi lấy nhau đã 11 năm. Chồng tôi cờ bạc tuy không đánh đập nhưng chửi bới sỉ nhục tôi và gia đình bố mẹ đẻ tôi không ra gì. Tôi nhiều lần đã trả nợ cho chồng tôi xong ngựa quen đường cũ không bỏ được, tôi còn bán cả nhà để trả nợ cho vậy mà giờ cả gia đình nhà chồng và chồng quay lưng lại với tôi. Và tôi có hai con năm nay một đứa học lớp 4 một đứa học lớp 6, tôi thì chỉ đi làm thuê còn chồng tôi làm bảo vệ liệu tôi có quyền nuôi con không? Rất mong ngài sớm cho tôi biết quyết định của tòa! Tôi xin chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
2. Giải quyết vấn đề:
Bạn có trình bày, hai vợ chồng bạn lấy nhau 11 năm. Chồng bạn cờ bạc tuy không đánh đập nhưng chửi bới sỉ nhục bạn và gia đình bố mẹ đẻ bạn không ra gì. Bạn nhiều lần đã trả nợ cho chồng bạn xong ngựa quen đường cũ không bỏ được. Bạn còn bán cả nhà để trả nợ vậy mà giờ cả gia đình nhà chồng và chồng quay lưng lại với bạn. Và bạn có hai con năm nay một đứa học lớp 4 một đứa học lớp 6, bạn thì chỉ đi làm thuê còn chồng bạn làm bảo vệ. Hiện tại bạn muốn biết mình có quyền nuôi con khi ly hôn.
Nếu chồng bạn và bạn cùng thuận tình ly hôn thì nộp đơn yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn
Trong trường hợp đơn phương: Theo Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 và theo thông tin bạn cung cấp bạn muốn ly hôn thì bạn có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết đơn phương ly hôn. Tòa án sẽ căn cứ việc chồng bạn vi phạm nghiêm trọng đến quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được để giải quyết việc ly hôn.
Về quyền nuôi con sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Vợ chồng bạn có hai con, một đứa học lớp 4 và một đứa học lớp 6. Nếu 2 cháu đều trên 07 tuổi và giữa hai vợ chồng không thể thỏa thuận được ai là người nuôi con hoặc các bên đều mong muốn nuôi cả hai bé thì Tòa án sẽ xem xét dựa trên độ tuổi của con và các yếu tố khác để quyết định giành quyền nuôi con cho ai. Theo khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
"2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con."
Như vậy, cả hai người con của bạn đều trên 7 tuổi thì theo quy định trên Tòa án sẽ phải hỏi ý kiến của các bé, nguyện vọng muốn sống cùng với ai? Nếu cả hai con đều muốn sống với bạn thì Tòa án sẽ tôn trọng nguyện vọng của con và đây là một lợi thế cho bạn để giành quyền nuôi con.
>>> Luật sư tư vấn điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn: 1900.6568
Ngoài ra, Tòa án còn phải xét các điều kiện về kinh tế, về chỗ ở sau ly hôn, về thời gian chăm sóc con của hai vợ chồng bạn. Tòa án sẽ xem xét ai có thể đảm bảo cho con cuộc sống phát triển toàn diện, đầy đủ nhất. Cụ thể:
– Về điều kiện kinh tế: Đây là một trong những tiêu chí rất quan trọng, quyết định xem khả năng chăm sóc con có được đảm bảo hay không, có được phát triển hay không. Khả năng kinh tế dựa vào nguồn thu nhập, khả năng tài chính sẵn có của cha và mẹ. Đánh giá tài chính – kinh tế thông qua việc làm hiện tại, gia cảnh, thu nhập hàng hàng…Yếu tố kinh tế được xem là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc giành quyền nuôi con. Bạn có nêu bạn đi làm thuê còn chồng bạn làm bảo vệ nhưng bạn không nêu mức thu nhập của bạn là bao nhiêu, nên khi ra Tòa để giành được quyền nuôi con bạn cần chứng minh được bạn có thu nhập ổn định hàng tháng để nuôi 2 con.
– Về thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con tình cảm gắn kết giữa cha mẹ với con cái, tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức và cách thức giáo dục mà bố mẹ có được cũng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc giành quyền nuôi con. Bạn có thể đưa ra các tài liệu về việc chồng bạn hay cờ bạc. Đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến các con.
Như vậy, khi khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết ly hôn, bạn cung cấp các chứng cứ chứng minh các điều kiện của bạn đồng thời cung cấp các chứng cứ chứng minh chồng bạn không đảm bảo điều kiện nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét về việc nuôi 2 con của bạn.