Có tên trong bản đồ địa chính có chứng minh được quyền sử dụng đất? Phân chia thừa kế theo pháp luật.
Có tên trong bản đồ địa chính có chứng minh được quyền sử dụng đất? Phân chia thừa kế theo pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Nay tôi có 1 thắc mắc mong văn phòng giúp đỡ. Hiện tại bố và bác tôi có tranh chấp về đất đai. Theo giấy chụp địa chính của huyện năm 1986 phần đất của bố tôi đang ở hiện nay có tên ông nội của tôi. Nhưng theo giấy chụp địa chính huyện năm 2007 phần đất này đứng tên của bố tôi. Nhưng bác tôi lại đòi tranh chấp phần đất đó. Vậy văn phòng cho tôi hỏi, theo như bản đồ địa chính có được tính là quyền sử dụng đất của bố tôi và bác tôi không có quyền tranh chấp hay không. Vì ông nội cũng đã chia cho bác 1 phần đất khác và theo sổ địa chính từ năm 1986 cũng đứng tên của bác tôi. Mong văn phòng luật sư giúp đỡ!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về việc đo đạc chỉnh lý, bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính như sau:
"1. Chỉnh lý bản đồ địa chính
1.1. Việc chỉnh lý bản đồ địa chính thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới (trừ các đối tượng là công trình, xây dựng và tài sản trên đất);
b) Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất (trừ các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất);
c) Thay đổi diện tích thửa đất;
d) Thay đổi mục đích sử dụng đất;
đ) Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất;
e) Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp;
g) Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia;
h) Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình;
i) Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.
1.2. Cơ sở để quyết định thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính
a) Các thay đổi về ranh giới thửa đất, diện tích thửa đất, mục đích sử dụng đất được thực hiện trong các trường hợp: có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất của cấp có thẩm quyền; quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp, bản án của Tòa án nhân dân các cấp về việc giải quyết tranh chấp đất đai; kết quả cấp, chỉnh lý Giấy chứng nhận trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế có liên quan đến thay đổi ranh giới, mục đích sử dụng đất; quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; có thay đổi ranh giới thửa đất do sạt lở, sụt đất tự nhiên; người sử dụng đất, cơ quan quản lý đất đai các cấp phát hiện có sai sót trong đo vẽ bản đồ địa chính;
b) Mốc giới, đường địa giới hành chính trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp có quyết định thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính mới, đã lập hồ sơ địa giới, cắm mốc địa giới trên thực địa;
c) Mốc tọa độ, mốc quy hoạch, hành lang an toàn công trình trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp mốc giới mới được cắm trên thực địa và có thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Việc chỉnh lý, bổ sung thông tin về địa danh, địa vật định hướng và các thông tin thuộc tính khác do cơ quan quản lý đất đai các cấp tự quyết định khi phát hiện có thay đổi.
>>> Luật sư tư vấn pháp
1.3. Khi chỉnh lý các thay đổi về ranh giới thửa đất thì việc thể hiện nội dung và lưu thông tin chỉnh lý thực hiện như sau:
a) Đường ranh giới mới của thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính bằng màu đỏ; đường ranh giới cũ được chuyển thành lớp riêng trên bản đồ địa chính dạng số, được gạch bỏ bằng mực đỏ đối với nơi sử dụng bản đồ địa chính dạng giấy;
b) Việc chỉnh lý bản đồ địa chính phải thực hiện đồng bộ với việc chỉnh lý thông tin trong số mục kê đất đai và các tài liệu liên quan khác.
1.4. Khi đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính được phép thực hiện bằng các phương pháp đo đạc đơn giản như: giao hộ cạnh, dóng thẳng hàng, đo bằng thước dây, chuyển vẽ từ bản đồ quy hoạch… và sử dụng các điểm khởi tính gồm: các điểm tọa độ từ lưới khống chế đo vẽ, lưới điểm trạm đo cũ trở lên; các điểm góc thửa đất, góc công trình xây dựng chính có trên bản đồ và hiện còn tồn tại ở thực địa; độ chính xác chỉnh lý thực hiện theo quy định về độ chính xác của bản đồ địa chính.
1.5. Việc chỉnh lý số thứ tự thửa đất được quy định như sau:
a) Trường hợp thửa đất mới phát sinh do tách thửa, hợp thửa thì hủy bỏ số thứ tự thửa đất cũ, số thửa mới được đánh số tiếp theo số thứ tự thửa đất có số hiệu lớn nhất trong tờ bản đồ; đồng thời phải lập “Bảng các thửa đất chỉnh lý” ở vị trí thích hợp trong hoặc ngoài khung bản đồ, trừ trường hợp chỉnh lý bản đồ địa chính trong cơ sở dữ liệu địa chính. Nội dung “Bảng các thửa đất chỉnh lý” phải thể hiện số thứ tự, mã loại đất và diện tích thửa đất tách, hợp đã được chỉnh lý và số thứ tự thửa, mã loại đất và diện tích mới của thửa đất đó sau chỉnh lý;
b) Trường hợp nhà nước thu hồi một phần thửa đất mà phần thu hồi không tạo thành thửa đất mới và phần diện tích còn lại không bị chia cắt thành nhiều thửa đất thì phần diện tích còn lại không thu hồi vẫn giữ nguyên số thứ tự thửa đất cũ.
Như vậy, khi có những thay đổi liên quan đến thông tin của thửa đất, bản đồ địa chính mới sẽ được làm lại để thay thế cho bản đồ địa chính cũ.
Tuy nhiên như bạn nói trước đây đứng tên ông nội bạn, sau đó chuyển thành tên bố bạn vào năm 2007 do đó cần xác minh rõ năm 2007 bố bạn kê khai đất đai như thế nào? Nếu bố bạn có căn cứ chứng minh về quyền sở hữu (giấy tờ tặng cho, di chúc,…) của ông bạn để lại cho bố bạn thì bố bạn có quyền sở hữu đối với mảnh đất này.
Nếu bố bạn không có giấy tờ gì từ ông nội bạn về việc được hưởng tài sản này, mà chỉ căn cứ vào bản đồ địa chính năm 2007 thì không chứng minh được quyền sở hữu cua bố bạn.
Qua quá trình xác minh, có căn cứ chứng minh đây là tài sản ông nội bạn, bố bạn không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu như giấy tờ tặng cho, di chúc của ông nội bạn thì đây được coi là di sản thừa kế, bác bạn có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế.