Chấm dứt quan hệ pháp luật là gì? Cơ sở phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính là: Quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Mục lục bài viết
1. Chấm dứt quan hệ pháp luật là gì?
Chấm dứt quan hệ pháp luật là kết thúc quan hệ pháp luật đã được các chủ thể xác lập. Quan hệ pháp luật chấm dứt do những sự kiện pháp lí nhất định.
Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí Hành chính Nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật Hành chính giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật Hành chính. Quan hệ pháp luật hành chính được xác định là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp luật hành chính theo phương pháp mệnh lệnh-đơn phương tới các quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Chúng rất phong phú và đa dạng, phát sinh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Luật sư
2. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính:
Quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.Quan hệ pháp luật hành chính chỉ phát sinh thay đổi chấm dứt khi có đủ 3 điều kiện này. Trong đó, quy phạm pháp luật hành chính, năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật Hành chính còn sự kiện pháp lý hành chính là điều kiện thực tế cụ thể trực tiếp làm phát sinh thay đổi chấm dứt các quan hệ đó.
3. Quy phạm pháp luật hành chính:
Là một dạng cụ thể quy phạm pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính.
Quy phạm pháp luật hành chính tạo điều kiện tiền đề, là cơ sở ban đầu cho sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính. Quy phạm pháp luật hành chính quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quản lý hành chính nhà nước, quy định nội dung những quy tắc xử sự của các bên tham gia quan hệ… Tuy nhiên, nếu không có các chủ thể thì quan hệ pháp luật hành chính không thể phát sinh, thay đổi hay chấm dứt, bản thân nó không tạo ra được quan hệ pháp luật hành chính mà phải có những tình huống, những điều kiện cụ thể khác như chủ thể, sự kiện pháp lý.
+ Ðiều kiện và hoàn cảnh phát sinh quan hệ pháp luật hành chính, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác giữa các chủ thể quản lý hành chính trong quá trình thực hiện quản lý hành chính nhà nước.
+ Thẩm quyền quản lý hành chính.
+ Quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của đối tượng quản lý hành chính nhà nước.
Ví dụ: Pháp lệnh công chức quy định nghĩa vụ, trách nhiệm quyền lợi của cán bộ công chức.
+ Các thủ tục hành chính và các trường hợp vi phạm hành chính.
+ Các biện pháp khen thưởng và cưỡng chế hành chính.
Ví dụ: Quy phạm pháp luật hành chính giữa Nhà nước và công dân X trong việc trưng mua tài sản của ông X chỉ phát sinh khi có những quy phạm pháp luật hành chính về việc trưng mua tài sản được quy định trong Luật trưng mua, trưng dụng tài sản và có quyết định hành chính. Luật này quy định về việc trưng mua, trưng dụng tài sản; quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc trưng mua, trưng dụng tài sản; quyền và nghĩa vụ của người có tài sản trưng mua, trưng dụng; quyền và nghĩa vụ của người khác có liên quan đến việc trưng mua, trưng dụng tài sản. Nếu không có các Quy phạm pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản thì dù có việc Nhà nước mua tài sản của ông X cũng sẽ không có quan hệ pháp luật hành chính trong trường hợp này.
4. Sự kiện pháp lý hành chính:
Là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính.
Sự kiện pháp lý hành chính là điều kiện thực tế cụ thể trực tiếp làm phát sinh thay đổi chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính. Sự kiện pháp lí Hành chính chủ yếu được phân loại thành:
– Sự biến: Là những sự kiện xảy ra theo quy luật khách quan không chịu chi phối của con người (như bão, lũ lụt, hạn hán, cái chết của con người…), mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật Hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật Hành chính.
Ví dụ: Khi có bão, hay lũ lụt thì cơ quan phòng chống lụt bão có thẩm quyền ra
Khi một đứa trẻ ra đời thì phát sinh nghĩa vụ bố mẹ phải đăng kí khai sinh tại ủy ban nhân dân nơi cư trú cho cháu, khi đó ủy ban nhân dân sẽ cấp giấy chứng sinh cho đứa trẻ này.
– Hành vi: Là sự kiện pháp lí chịu sự chi phối bởi ý chí của con người, mà việc thực hiện hay không thực hiện chúng được pháp luật Hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật Hành chính. Hành vi được chia thành hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp.
Hành vi hợp pháp rất đa dạng như: quyết định hành chính hợp pháp của cơ quan nhà nước hay quan hệ pháp luật hành chính phát sinh theo sáng kiến của cơ quan tổ chức, công dân thể hiện bằng những hoạt động hợp pháp của họ như đơn yêu cầu cấp giấy tờ chứng nhận, đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo với các cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền.
Ví dụ: Hành vi khiếu nại là sự kiện pháp lí Hành chính làm phát sinh quan hệ pháp luật Hành chính giữa người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó với người khiếu nại và người bị khiếu nại.
Hành vi không hợp pháp:là hành vi không phù hợp với các quy định của pháp luật hành chính.Hành vi vi phạm hành chính làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính mà nội dung của nó là việc áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có lỗi các biện pháp cưỡng chế được pháp luật hành chính quy định.Hành vi bất hợp pháp dẫn đến sự xuất hiện quan hệ pháp luật bảo vệ, quan hệ pháp luật về trách nhiệm hành chính.
Ví dụ: Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ/CP người điều khiển phương tiện ô tô chạy quá tốc độ thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý phạt tiền và giữ giấy phép lái xe.
4. Năng lực chủ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan:
Nói chung, năng lực chủ thể là khả năng pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó.
Thành phần của quan hệ pháp luật bao gồm:
+ Chủ thể của quan hệ pháp luật : Bao gồm cá nhân, pháp nhân và các tổ chức.
+ Khách thể của quan hệ pháp luật: Là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân mà vì chúng các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật, nghĩa là vì chúng mà họ thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ thể của mình.
+ Năng lực chủ thể: Là khả năng pháp lí của các cơ quan, tổ chức cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật Hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó.
Rõ ràng, quan hệ pháp luật không thể nảy sinh nếu không có các chủ thể, tức là không có các cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể. Chúng nảy sinh giữa các cá nhân, pháp nhân được tham gia các quan hệ pháp luật với nhau. Như vậy, cũng giống như quy phạm pháp luật hành chính, năng lực chủ thể là điều kiện chung cho sự xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính.
Ví dụ: năng lực chủ thể của cán bộ, công chức phát sinh khi cá nhân được Nhà nước giao đảm nhiệm một công vụ, chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước và chấm dứt khi không còn đảm nhiệm công vụ, chức vụ đó.
Điều 38
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Chỉ khi nào ông Nguyễn Văn X còn được Nhà nước giao đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND huyện Y thì ông X mới có đủ năng lực chủ thể để có thể tham gia, làm phát sinh một số quan hệ pháp luật hành chính liên quan đến việc xử lý vi phạm hành chính phù hợp với thẩm quyền của mình.
Tóm lại, tóm lại quy phạm pháp luật hành chính quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quản lý hành chính nhà nước, quy định nội dung những quy tắc xử sự của các bên tham gia quan hệ, do đó nếu không có các chủ thể thì quan hệ pháp luật hành chính không thể phát sinh, thay đổi hay chấm dứt, bản thân nó không tạo ra được quan hệ pháp luật hành chính mà phải có những tình huống, những điều kiện cụ thể khác như chủ thể, sự kiện pháp lý điều kiện thực tế cụ thể và trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.
Quy phạm pháp luật hành chính, năng lực chủ thể là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật Hành chính còn sự kiện pháp lý hành chính là điều kiện thực tế cụ thể trực tiếp làm phát sinh thay đổi chấm dứt các quan hệ đó.