Cơ sở của trách nhiệm hình sự là gì? Đặc điểm của trách nhiệm hình sự? Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội? Nguyên tắc của Luật hình sự Việt Nam?
Cũng như các ngành luật khác, ngành luật hình sự được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc nhất định, trong đó có những nguyên tắc có tính chất chung cho cả hệ thống và những nguyên tắc có tính đặc thù của ngành luật hình sự. Việc tuân thủ những nguyên tắc xử lý này trong xây dựng cũng như trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự sẽ đảm bảo cho ngành luật hình sự thực hiện được các chức năng của mình.
1. Cơ sở của trách nhiệm hình sự là gì?
– Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của cá nhân người phạm tội, trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Hai loại trách nhiệm hình sự này tuy khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết vì đều xuất phát từ tội phạm cụ thể đã được cá nhân thực hiện.
– Trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình
2. Đặc điểm của trách nhiệm hình sự
– Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lí của việc thực hiện hành vi phạm tội. Hậu quả này chỉ phát sinh khi có người thực hiện hành vi hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự câm hoặc không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật hình sự bắt buộc phải nguy thực hiện.
– Trách nhiệm hình sự chỉ có thể được xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật mà các cơ quan có nghĩa vụ phải thực hiện. tiến hành tố tụng
– Trách nhiệm hình sự được biểu hiện cụ thể ở việc người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt – biện pháp tước bỏ hoặc hạn chế ở họ một số quyền hoặc lợi ích hợp pháp.
– Trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu là trách nhiệm đối với Nhà nước chứ không phải đối với người, hay tổ chức m nhà quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại.
Trách nhiệm hình sự phải được phản ánh trong bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án.
Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi:
– Người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt ( kể cả hình phạt bổ sung nếu có)
– Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt
– Có đặc xá hoặc đại xá
– Đã hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự
– Đã hết thời hiệu thi hành bản án
3. Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội?
Theo Điều 3
– Đối với người phạm tội:
+ Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
+ Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;
+ Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
+ Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;
+ Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;
+ Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;
+ Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.
– Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
+ Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
+ Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;
+ Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
+ Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.
4. Nguyên tắc của Luật hình sự Việt Nam
Nguyên tắc pháp chế:
Nguyên tắc pháp chế là nguyên tắc chung của cả hệ thống pháp luật Việt Nam, được tuân thủ trong tất cả các ngành luật cụ thể. Trong ngành luật hình sự, nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các vấn đề về tội phạm và hình phạt đều phải được quy định cụ thể, rõ ràng trong văn bản luật (hiện nay là BLHS); việc xác định tội phạm và hình phạt trong áp dụng luật đều phải dựa trên các điều luật cụ thể. Như vậy, nguyên tắc này đòi hỏi phải được tuân thủ trong cả hoạt động lập pháp và hoạt động áp dụng luật. Cụ thể:
Những hành vi bị coi là tội phạm phải được quy định thành các tội danh cụ thể và được mô tả rõ ràng bởi quy phạm pháp luật hình sự;
Những loại hình phạt có thể được áp dụng cho người phạm tội (cũng như cho pháp nhân thương mại phải chịu Trách nhiệm hình sự) phải được quy định bởi quy phạm pháp luật hình phải được xác định cho từng tội danh đã được quy định; sự và
Các căn cứ của việc quyết định hình phạt cụ thể cho người phạm tội (cũng như cho pháp nhân thương mại phải chịu Trách nhiệm hình sự) phải được quy định thống nhất bởi quy phạm pháp luật hình sự;
– Việc truy cứu Trách nhiệm hình sự người phạm tội (cũng như pháp nhân thương mại phải chịu Trách nhiệm hình sự) phải tuân thủ các quy định của ngành luật hình sự: Chỉ được kết tội họ về tội danh đã được quy phạm pháp luật hình sự quy định cũng như chỉ được tuyên hình phạt trong phạm vi mức độ cho phép của quy phạm pháp luật hình sự.
Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật:
– Ngành luật hình sự với các quy định về tội phạm và các quy định về hình phạt có giá trị như nhau đối với tất cả mọi người cũng như mọi pháp nhân thương mại nói chung và đặc biệt đối với tất cả những người đã có hành vi phạm tội nói riêng. Ngành luật hình sự không được phép quy định đặc điểm nhân thân như đặc điểm về giới tính, về tôn giáo, về thành phần, địa vị xã hội là cơ sở để truy cứu Trách nhiệm hình sự.
– Trong áp dụng luật hình sự, đặc điểm về nhân thân cũng không được phép ảnh hưởng đến việc truy cứu Trách nhiệm hình sự theo hướng định kiến hay thiên vị. Cụ thể: Việc xử lý tội phạm không bị chi phối bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội của người phạm tội; việc truy cứu Trách nhiệm hình sự pháp nhân thương mại cũng không bị chi phối bởi hình thức sở hữu và thành phần kinh tế của pháp nhân thương mại. Tất cả các cá nhân và pháp nhân thương mại đều bình đăng trước pháp luật nói chung cũng như pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng. Người phạm tội cũng như pháp nhân thương mại phải chịu Trách nhiệm hình sự đều phải được các cơ quan tiến hành tố tụng đối xử bình đẳng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Nguyên tắc nhân đạo:
– Nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc chung và là nguyên tắc được đặc biệt chú ý trong ngành luật hình sự vì hậu quả mà người phạm tội phải chịu theo ngành luật này là hình phạt – “biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước…” (Điều 30 BLHS).
– Ngành luật hình sự Việt Nam thể hiện nguyên tắc nhân đạo qua nhiều điều luật khác nhau. Trong đó có các điều luật về nguyên tắc xử lí tội phạm, về các hình phạt và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Đây là những điều luật thể hiện tương đối rõ và trực tiếp nguyên tắc nhân đạo. Điều 3 BLHS khi xác định nguyên tắc xử lí đã khẳng định chính sách khoan hồng được áp dụng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra”
– Ngoài ra, nguyên tắc nhân đạo còn được thể hiện ở nhiều điều luật quy định về quyết định hình phạt, về Trách nhiệm hình sự của người chưa đủ 18 tuổi, về miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiên (án treo), về miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, về tha tù trước thời hạn có điều kiện, về xoá án tích v.v.
Nguyên tắc hành vi và nguyên tắc có lỗi:
Xuất phát từ quan điểm: Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chỉ có thể là hành vi của con người mà không thể là ý nghĩ, tư tưởng của họ, ngành luật hình sự Việt Nam thừa nhận nguyên tắc hành vi là nguyên tắc của ngành luật này. Theo đó, ngành luật hình sự không cho phép truy cứu Trách nhiệm hình sự một người về tư tưởng của họ mà chỉ được truy cứu Trách nhiệm hình sự đối với hành vi của họ khi hành vi đó thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm cụ thể được quy phạm pháp luật hình sự quy định.
– Gắn liền với nguyên tắc hành vi là nguyên tắc có lỗi. Ngành luật hình sự Việt Nam truy cứu Trách nhiệm hình sự một người về hành vi gây thiệt hại cho xã hội chỉ khi người đó có lỗi. Hành vi gây thiệt hại cho xã hội nhưng chủ thể thực hiện không có lỗi (do những lí do khác nhau như họ bị mắc bệnh tâm thần hay do bất khả kháng) thì hành vi đó vẫn không bị coi là tội phạm và chủ thể thực hiện không phải chịu Trách nhiệm hình sự. Với việc thừa nhận nguyên tắc có lỗi, luật hình sự Việt Nam cấm “truy tội khách quan” (truy cứu Trách nhiệm hình sự chỉ căn cứ vào hành vi khách quan mà không xét đến lỗi (chủ quan) của chủ thể).
Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự:
– Cũng như các nguyên tắc khác, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự phải được thể hiện trong xây dựng luật hình sự cũng như trong áp dụng luật hình sự. Trong áp dụng luật hình sự, nguyên tắc này còn được gọi là nguyên tắc cá thể hóa Trách nhiệm hình sự hay là nguyên tắc cá thế hóa hình phạt,
– Như vậy, cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong áp dụng luật hình sự và phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật hình sự là hai nội dung không tách rời nhau của nguyên tắc phân hóa Trách nhiệm hình sự. Trong đó, phân hóa Trách nhiệm hình sự trong luật là cơ sở pháp lí cần thiết cho việc cá thể hóa Trách nhiệm hình sự trong áp dụng. Chức năng giáo dục của luật hình sự chỉ có thể trở thành hiện thực khi Trách nhiệm hình sự được xác định đúng cho từng người phạm tội. Hình phạt áp dụng cho người phạm tội cụ thể phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã gây ra và phải phù hợp với nhân thân cũng như hoàn cảnh của người phạm tội.