Có sẹo ở tay dài khoảng 15 cm có được thi vào trường quân đội không? Điều kiện thi vào trường công an.
Có sẹo ở tay dài khoảng 15 cm có được thi vào trường công an không? Điều kiện thi vào trường công an.
Tóm tắt câu hỏi:
E có 2 vết sẹo lồi ở tay dài khoảng 15cm thì có được thi vào trường an ninh không và có đủ điều kiện để thi vào các trường thuộc khối quân đội đựơc hay không ạ.?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư
– Thông tư
– Thông tư liên tịch 36/2011/TTLT-BYT-BQP.
2. Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, muốn sơ tuyển vào các trường công an, thí sinh phải đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn sau mới đủ điều kiện dự thi vào các trường CAND:
– Yêu cầu về sức khỏe:
Về mắt, thí sinh phải đạt yêu cầu: thị lực không kính một mắt 10/10, tổng thị lực 2 mắt có thể từ 19 – 20/10. Thí sinh không có sẹo giác mạc hoặc sẹo đơn thuần, không có biến chứng của bệnh mắt hột, không lác mắt, thị trường không bị hẹp, không được cận, viễn thị, không có rối loạn sắc giác; đồng thời không có các bệnh về đáy mắt, hai mắt phải to đều nhau…
Về chỉ số tai mũi họng thì yêu cầu phải có tai ngoài, tai giữa và tai trong bình thường; xương chũm bình thường, mũi bình thường. Trong trường hợp thí sinh viêm mũi dị ứng, viêm mũi mãn tính đơn thuần mà không có rối loạn chức năng hô hấp đáng kể vẫn có thể tuyển. Thí sinh phải có họng bình thường hoặc viêm họng mãn tính đơn thuần, thể trạng tốt thì vẫn được chấp nhận. Một yêu cầu quan trọng nữa là thanh quản bình thường, không nói lắp; các xoang mặt bình thường.
Về răng – hàm – mặt, theo quy định của Bộ Công an thì thí sinh phải đủ răng, không kể răng khôn, hoặc mất 1 đến 2 răng sức nhai còn trên 90% và đã làm răng giả xong không vi phạm tiêu chuẩn chung thì vẫn được chấp nhận. Thí sinh không có răng sâu hoặc răng sâu men; không có răng viêm tuỷ, răng khôn bình thường hoặc có biến chứng đã điều trị tốt, không viêm lợi, không sứt môi, khe hở vòm miệng và không nói ngọng.
Những yêu cầu về tâm thần – thần kinh, về tuần hoàn, hệ hô hấp, tiêu hoá cũng được Bộ Công an yêu cầu chi tiết. Ví dụ, thí sinh không có bệnh tâm thần phân liệt, không có các loạn thần về triệu chứng, không động kinh, không có hội chứng suy nhược thần kinh của bệnh thần kinh thực tổn. Thí sinh mắc bệnh ra mồ hôi tay, chân ở mức độ nhẹ cũng có thể đạt yêu cầu sơ tuyển.
Huyết áp được coi là đạt tiêu chuẩn phải từ 110 – 125 mmHg, không viêm tắc động tĩnh mạch, không co giãn tĩnh mạch ở khoeo chân, cẳng chân, không có bệnh tim bẩm sinh, không có bệnh của cơ quan tạo máu.
Hệ hô hấp trong đó màng phổi, phế quản phải bình thường; thực quản, dạ dày, tá tràng phải bình thường… Liên quan đến hệ vận động như xương khớp, quy định nêu rõ: không mắc các bệnh mãn tính về khớp, không bị khớp giả hoặc không có chênh lệch chiều dài các chi, không mất các ngón tay, ngón chân, không thừa thiếu ngón tay, ngón chân, không lệch vẹo ngón chân cái…
Các chỉ số đặc biệt bao gồm: Không nghiện các chất ma tuý, màu và dạng tóc bình thường, không bị rối loạn sắc tố da và không có các vết xăm (trổ) trên da.
Về thể hình: Nam cao từ 1,64-1,80m, cân nặng từ 48kg đến không quá 75kg; nữ cao từ 1,58-1,72m, cân nặng từ 45kg đến không quá 57kg.
Khi khám tuyển, thí sinh phải nộp cho cơ quan Công an 2 ảnh chân dung cỡ 3×4 (ảnh mới chụp không quá 6 tháng) và giấy chứng nhận đủ sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp (bệnh viện cấp huyện trở lên).
Điểm d khoản 2 Điều 6 Thông tư 15/2016/TT-BCA có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe cụ thể: Không mắc bệnh kinh niên, mãn tính; thể hình, thể trạng cân đối; không có dị hình, dị dạng; đối với nam có chiều cao từ 1,64 m trở lên và cân nặng từ 48 kg trở lên; đối với nữ có chiều cao từ 1,58 m trở lên và cân nặng từ 45 kg trở lên; đối với học sinh thuộc vùng KV1 (bao gồm học sinh hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh theo KV1 hoặc học sinh có HKTT 05 năm tại địa bàn thuộc KV1), học sinh là người dân tộc thiểu số theo từng giới được hạ thấp 02 cm về chiều cao và 02 kg cân nặng. Đối với công dân đang hoặc đã hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự trong Quân đội nhân dân, chiều cao, cân nặng thực hiện theo quy định hiện hành về khám sức khỏe để tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Trong trường hợp Công an các đơn vị, địa phương có yêu cầu tuyển về chiều cao, cân nặng cao hơn quy định chung phải báo cáo Bộ trưởng quyết định.
Sau khi khám đạt các tiêu chuẩn về lâm sàng thì hội đồng khám tuyển quyết định lựa chọn các xét nghiệm cần thiết cho từng đối tượng và tổ chức làm xét nghiệm theo quy định này để có cơ sở kết luận sức khoẻ cho người dự tuyển.
Nếu thí sinh chưa có các xét nghiệm thì hội đồng khám tuyển quyết định chọn lựa các xét nghiệm cần thiết cho từng đối tượng và tổ chức làm bổ sung tại bệnh xá hoặc các cơ sở y tế quân, dân y của Nhà nước để có cơ sở kết luận.
Như vậy, việc có sẹo lồi đã ảnh hưởng tới tiêu chuẩn sức khỏe để xét tuyển vào ngành công an, do đó bạn có thể sẽ không trúng tuyển để được thi vào công an.
Thứ hai, đối với các trường khối quân đội:
Tiêu chuẩn về sức khỏe được quy định tại Điều 16 Thông tư 17/2016/TT-BQP hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các học viện, trường đại học, trường sĩ quan, trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trong Quân đội như sau:
“1. Tuyển chọn thí sinh (cả nam và nữ) đạt sức khỏe loại 1 và loại 2 ở các chỉ tiêu: Nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, mắt, tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, vòng ngực.
2. Một số tiêu chuẩn quy định riêng:
a) Các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần, gồm các học viện: Hậu cần, Phòng không – Không quân, Hải quân, Biên phòng và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Pháo binh, Công binh, Tăng – Thiết giáp, Thông tin, Đặc công, Phòng hóa:
Thể lực: Thí sinh nam cao từ 1,65 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên;
b) Các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật, gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự; Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội; Hệ đào tạo kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không – Không quân và Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin-Hem Pích):
– Thể lực: Thí sinh nam cao từ 1,63 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên; thí sinh nữ (nếu có) phải đạt tiêu chuẩn loại 1 (cao từ 1,54 m trở lên, cân nặng từ 48 kg trở lên);
– Được tuyển những thí sinh (cả nam và nữ) mắc tật khúc xạ cận thị hoặc viễn thị không quá 3 đi – ốp; kiểm tra thị lực qua kính đạt mắt phải 10/10, tổng thị lực 2 mắt đạt 19/10 trở lên;
c) Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 03 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số, dự tuyển vào các trường: Được lấy đến sức khỏe loại 2 về thể lực (cả nam và nữ), nhưng thí sinh nam phải đạt chiều cao từ 1,62 m trở lên. Thí sinh nam là người dân tộc thiểu số dự tuyển vào Trường Sĩ quan Chính trị: Được lấy chiều cao từ 1,60 m trở lên (các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định);
d) Đối tượng đào tạo sĩ quan của các quân, binh chủng: Nếu tuyển chọn sức khỏe theo các tiêu chuẩn riêng vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung. Tuyển sinh phi công, sĩ quan dù tại Trường Sĩ quan Không quân: Chỉ tuyển chọn những thí sinh đã được Quân chủng Phòng Không – Không quân tổ chức khám tuyển sức khỏe, kết luận đủ Điều kiện dự tuyển.”
Tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe
1. Thí sinh là quân nhân
a) Khám sơ tuyển sức khỏe (khám lâm sàng) tại các bệnh viện Quân đội thuộc tuyến của đơn vị quân nhân đăng ký dự thi; trường hợp đơn vị ở xa các bệnh viện Quân đội việc khám sơ tuyển sức khỏe thực hiện tại Hội đồng khám sức khỏe của đơn vị từ cấp trang đoàn trở lên, nhưng phải bảo đảm chất lượng theo quy định; đối với các đơn vị ở xa tuyến trung đoàn, đóng quân trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, không có Điều kiện khám sơ tuyển sức khỏe cho quân nhân tại các đơn vị thuộc tuyến, cho phép khám sơ tuyển sức khỏe tại Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện nơi đóng quân;
b) Trường hợp cần khám chuyên khoa hoặc làm các xét nghiệm, do bác sĩ khám chỉ định và thực hiện tại các bệnh viện Quân đội;
c) Quân nhân dự tuyển không phải nộp bất kỳ Khoản lệ phí nào cho việc khám sức khỏe;
d) Nếu trúng tuyển, trong hồ sơ nhập học ngoài phiếu sức khỏe phải có đủ hồ sơ sức khỏe do các đơn vị theo dõi, quản lý trong quá trình tại ngũ.
2. Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội
a) Do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện khám sơ tuyển: Khám lâm sàng và kết luận sức khỏe theo 8 chỉ tiêu quy định tại Thông tư liên tịch 36/2011/TTLT-BYT-BQP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
b) Trường hợp trúng tuyển, trong hồ sơ nhập học ngoài phiếu sức khỏe phải có đủ các loại xét nghiệm (được làm tại trung tâm y tế cấp huyện trở lên) gồm: Phim X – quang chụp tim, phổi thẳng; kết quả điện tim; kết quả xét nghiệm HIV, ma túy; Protein và đường nước tiểu.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
3. Các đơn vị, địa phương tổ chức khám sức khỏe cho thí sinh đăng ký dự tuyển vào 2 đợt:
a) Đợt 1 vào tuần đầu tháng 4 hằng năm;
b) Đợt 2 vào tuần đầu tháng 5 hằng năm.
Việc có sẹo lồi không ảnh hưởng tới việc xét, khám sức khỏe vào các trường khối ngành quân đội. Do đó, bạn có thể đăng ký xét tuyển cũng như dự thi các trường thuộc khối ngành này. Nhưng do vì ngành công an có một số văn bản do nội bộ ngành ban hành nên khi khám về tiêu chuẩn sức khỏe thì có thể bên nội bộ ngành sẽ xem xét về điều kiện này.