Tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng chính là việc dừng lại các hoạt động xây dựng trong một thời gian nhất định, sau đó có thể tiếp tục các công việc ấy. Vậy câu hỏi đặt ra: Có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi nào?
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về hợp đồng xây dựng :
Là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng nhằm để thực hiện toàn bộ hay một số công việc trong hoạt động xây dựng. Hợp đồng xây dựng là văn bản pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng. Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật, hợp đồng xây dựng là văn bản có giá trị pháp lý ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng phải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ký kết, là căn cứ để thanh toán và phân xử các tranh chấp (nếu có) trong quan hệ hợp đồng.
Nhìn chung thì hợp đồng xây dựng chỉ được ký kết khi bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu theo quy định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng. Từ đó có thể hiểu, hợp đồng xây dựng ghi nhận rất nhiều công việc khác nhau, ví dụ như công việc xây mới hoặc sửa chữa hoặc cải tạo công trình xây dựng. Do đó xuất phát từ nhiều lý do mà các chủ thể đặt ra nhu cầu tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng. Vậy thì tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng chính là việc dừng lại các hoạt động xây mới, sửa chữa hoặc cải tạo công trình xây dựng đó trong một khoảng thời gian, sau đó có thể tiếp tục thực hiện các công việc ấy.
2. Có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của
– Các tình huống được phép tạm dừng thực hiện các công việc quy định trong hợp đồng, quyền được tạm dừng thi công các công trình xây dựng, thủ tục tạm dừng thi công công trình và mức đền bù thiệt hại do hành vi tạm dừng thi công công trình xây dựng phải được bên giao thầu và bên nhận thầu thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng xây dựng khi các bên giao kết với nhau;
– Nhìn chung thì các bên tham gia hợp đồng sẽ được phép tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng trong một số trường hợp cơ bản sau đây:
+ Bên giao nhận thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi bên nhận thầu không đáp ứng được các điều kiện cơ bản về chất lượng và các điều kiện về an toàn lao động, cũng như nhận thấy bên nhận thầu không đáp ứng được tiến độ theo hợp đồng mà các bên đã ký kết ban đầu;
+ Bên nhận thầu có quyền thực hiện hoạt động tạm dừng hợp đồng xây dựng và kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng khi bên giao thầu vi phạm các thỏa thuận về nghĩa vụ thanh toán, cụ thể như bên giao thầu không thanh toán đủ cho bên nhận thầu giá trị của các giai đoạn thanh toán và các bên đã thống nhất với nhau vượt quá 28 ngày được tính kể từ ngày hết hạn thanh toán theo quy định của pháp luật, chưa trường hợp các bên có thỏa thuận khác; ngoài ra bên nhận thầu cũng có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi nhận thấy bên giao thầu không có khả năng đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho các khối lượng sắp được thực hiện.
– Một bên tạm dùng thực hiện hợp đồng xây dựng thì cần phải tiến hành hoạt động thông báo cho bên kia biết bằng văn bản trước thời hạn theo quy định của pháp luật đó là 28 ngày, trong văn bản này phải nêu rõ lý do tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng. Bên giao thầu và bên nhận thầu sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cùng nhau thương lượng giải quyết để tiếp tục thực hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết ban đầu, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp bên tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng không thông báo cho bên còn lại trong thời gian phù hợp hoặc lý do tạm dùng không phù hợp với phân tích nêu trên thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
Như vậy thì có thể thấy, để được phép tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng thì cần phải thỏa mãn một trong các trường hợp nêu trên. Nếu như tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng mà không thuộc các lý do nêu trên thì phải bồi thường cho bên còn lại.
3. Có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng xây dựng khi nào?
Bên cạnh quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng, thì căn cứ theo quy định Điều 41 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng (sau được sửa đổi bởi nghị định 50/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng), có ghi nhận về các trường hợp được phép chấm dứt hợp đồng xây dựng, theo đó thì bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng xây dựng trong một số trường hợp nhất định, cụ thể như sau:
– Bên nhận thầu bị phá sản hoặc giải thể theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, bên nhận thầu chuyển nhượng hợp đồng xây dựng cho một chủ thể khác và không có sự chấp thuận của bên giao thông theo quy định của pháp luật;
– Bên nhận thầu từ chối việc thực hiện công việc theo thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng hoặc 56 ngày liên tục bên nhận thầu không thực hiện công việc theo hợp đồng đã giao kết ban đầu dẫn đến hành vi vi phạm tiến độ thực hiện theo thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng, trừ trường hợp được phép của bên giao thầu.
Bên cạnh đó thì bên nhận thầu cũng sẽ có quyền chấm dứt
– Bên giao thầu bị phá sản hoặc giải thể theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc bên giao thầu chuyển nhượng hợp đồng xây dựng nó cho một chủ thể khác mà không có sự chấp thuận của bên nhận thầu theo quy định của pháp luật;
– Sau 56 ngày liên tục công việc bị dừng suất phát từ lỗi của bên giao thầu, trừ trường hợp bên giao thầu và bên nhận thầu có thỏa thuận khác;
Bên giao thầu không tiến hành nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thầu sau thời hạn pháp luật quy định đó là 56 ngày được tính tăng từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ, trừ trường hợp bên giao thầu và bên nhận thầu có thỏa thuận khác.
4. Quy định về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng xây dựng:
Căn cứ vào Điều 45 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng (sau được sửa đổi bởi nghị định 50/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng), có ghi nhận về giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng, như sau:
Thứ nhất, khi giải quyết tranh chấp trong hợp đồng xây dựng thì cần phải tuân thủ một số nguyên tắc và trình tự giải quyết theo quy định của pháp luật, cụ thể rằng các chủ thể cần phải tuân thủ một số nguyên tắc:
– Tôn trọng các thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và các cam kết của các bên, bảo đảm sự bình đẳng và hợp tác;
– Các bên trong hợp đồng xây dựng có trách nhiệm tự thương lượng để giải quyết tranh chấp, nếu trong quá trình tự thương lượng mà không thể tìm được tiếng nói chung thì tranh chấp cần được giải quyết thông qua con đường hoà giải, giải quyết thông qua trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, trường hợp các bên tham gia hợp đồng xây dựng có thỏa thuận về vấn đề giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải thì sẽ được thực hiện bởi cơ quan hòa giải đó, cụ thể như sau:
– Ban xử lý tranh chấp có thể được nêu trong hợp đồng tại thời điểm các bên ký kết hợp đồng hoặc thiết lập sau khi có tranh chấp xảy ra. Số lượng thành viên của ban xử lý tranh chấp sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên cần phải đảm bảo thành viên của ban xử lý tranh chấp phải là những người có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung tranh chấp và có kinh nghiệm trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng, có những hiểu biết cơ bản về các quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng xây dựng;
– Trong thời hạn luật định đó là 28 ngày được tính kể từ ngày các bên nhận được kết quả hòa giải của ban xử lý tranh chấp, nếu một bên không đồng ý với kết luận hóa giải đó thì có quyền phản đối và các tranh chấp này sẽ tiếp tục được giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án theo quy định của pháp luật, trong trường hợp quá thời hạn nêu trên mà không bên nào phản đối kết quả hòa giải thì sẽ coi như là thống nhất với kết quả hòa giải đó, và các bên sẽ tuân thủ thực hiện kết quả hòa giải;
– Chi phí cho ban xử lý tranh chấp sẽ được tính trong giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
– Nghị định 50/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.