Cây xăng là công trình xây dựng chuyên về kinh doanh bán lẻ xăng dầu, những loại dầu mỡ nhờn, có thể kết hợp với kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đóng trong chai hoặc là cung cấp dịch vụ tiện ích cho người và phương tiện tham gia giao thông. Vậy có quy định khoảng cách giữa cây xăng và nhà dân không?
Mục lục bài viết
1. Có quy định khoảng cách giữa cây xăng và nhà dân không?
Cây xăng hay còn được gọi là cửa hàng xăng dầu, cửa hàng xăng dầu là công trình xây dựng chuyên về kinh doanh bán lẻ xăng dầu, những loại dầu mỡ nhờn, có thể kết hợp với kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đóng trong chai hoặc là cung cấp dịch vụ tiện ích cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Tại điểm 2.6.11 khoản 2.6 Điều 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng có quy định về yêu cầu về kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị và bố cục các công trình đối với các khu vực phát triển mới, Điều này quy định yêu cầu về cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định như sau:
- Phải quy hoạch và bố trí quỹ đất cho các cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định theo nhu cầu của đô thị. Diện tích về đất tối thiểu của cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định quy hoạch mới tuân thủ quy định tại Điều 5 của QCVN 01:2020/BCT;
- Vị trí cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định quy hoạch mới phải bảo đảm tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy ở trong QCVN 01:2020/BCT. Khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định quy hoạch mới tối thiểu phải là 300 m. Khoảng cách giữa cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định quy hoạch mới đến những nơi mà thường xuyên tụ họp đông người (như là chợ, trung tâm thương mại, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao, công sở) tối thiểu là 50 m;
- Vị trí các cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định quy hoạch mới phải bảo đảm tiếp cận thuận tiện và phải an toàn với hệ thống giao thông. Lối ra, vào cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định quy hoạch mới sẽ phải cách điểm có tầm nhìn bị cản trở ít nhất phải là 50 m và nằm ngoài hành lang an toàn đối với cầu, cống, hầm đường bộ. Phần lối ra của cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định mở ra đường cấp khu vực trở lên sẽ phải cách chỉ giới đường đỏ của tuyến đường cấp khu vực trở lên giao cắt với tuyến đường mà có lối ra của cửa hàng xăng dầu tối thiểu phải là 50 m. Cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định phải bố trí khu vực dừng đỗ xe để tiếp xăng, dầu đảm bảo phải không gây ảnh hưởng đến giao thông bên trong cửa hàng và bên ngoài cửa hàng;
- Các cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định hiện hữu phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch đô thị, không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và phải có phương án phòng cháy chữa cháy được thẩm duyệt theo quy định;
- Ngoài ra các công trình trong cửa hàng xăng dầu phải tuân thủ theo QCVN 07-6:2016/BXD và QCVN 01:2020/BCT.
Theo quy định trên, pháp luật chỉ quy định về:
- Diện tích về đất tối thiểu của cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định;
- Vị trí cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định bảo đảm tuân thủ những quy định về phòng cháy chữa cháy;
- Khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu;
- Khoảng cách giữa cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định quy hoạch mới đến những nơi thường xuyên tụ họp đông người (như là chợ, trung tâm thương mại, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao, công sở..);
- Khoảng cách giữa lối ra, vào cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định với điểm có tầm nhìn bị cản trở;
- Khoảng cách giữa lối ra của cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định với đường cấp khu vực trở lên.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng pháp luật không quy định về khoảng cách giữa cây xăng và nhà dân.
2. Quy định về các công trình trong cửa hàng xăng dầu:
Như đã nói ở trên, các công trình trong cửa hàng xăng dầu phải tuân thủ đúng QCVN 07-6:2016/BXD và QCVN 01:2020/BCT. Cụ thể:
2.1. Công trình hạ tầng kỹ thuật:
Tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 07-6:2016/BXD Các công trình hạ tầng kỹ thuật-Công trình cấp xăng dầu, khí đốt quy định về cửa hàng xăng dầu như sau:
- Vị trí của cửa hàng xăng dầu phải tuân thủ theo đúng QCXDVN 01:2008/BXD, QCVN 01:2013/BCT.
- Công nghệ và các thiết bị của cửa hàng xăng dầu phải tuân thủ đúng quy định của QCVN 01:2013/BCT.
- Tuân thủ nn toàn cháy.
- Cửa hàng xăng dầu phải đáp ứng những yêu cầu chung về an toàn phòng cháy, nổ quy định tại TCVN 5684:2003.
- Những phương tiện phòng cháy chữa cháy.
- Cửa hàng xăng dầu phải được trang bị đủ số lượng phương tiện chữa cháy ban đầu phù hợp để chữa cháy theo đúng với quy định tại TCVN 3890:2009. Bố trí trang thiết bị phòng cháy chữa cháy cố định phải tuân thủ QCVN 01:2013/BCT.
- Về nhà của cửa hàng xăng dầu:
+ Kết cấu và vật liệu cho khu bán hàng, mái che cột bơm và các hạng mục xây dựng khác của cửa hàng xăng dầu sẽ phải có bậc chịu lửa I theo quy định tại QCVN 06:2010/BXD.
+ Cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với công trình xây dựng khác phải có tường bao bằng vật liệu không cháy. Chiều cao của tường bao phải không nhỏ hơn 2,2 m.
+ Cửa hàng xăng dầu có gian bán khí hóa lỏng phải đáp ứng được yêu cầu của TCVN 6223:2011 về phòng cháy chữa cháy.
- Về bể chứa xăng dầu:
+ Bể chứa xăng dầu không được đặt trong hoặc là dưới các gian nhà bán hàng của trạm.
+ Bể chứa xăng dầu đặt ngầm phải có các biện pháp chống đẩy nổi.
+ Bể chứa xăng dầu đặt ngầm dưới mặt đường xe chạy phải áp dụng những biện pháp bảo vệ kết cấu bể dưới tác động tải trọng trong quá trình hoạt động.
+ Bể chứa xăng dầu đặt ngầm phải được bọc chống gỉ, bể đặt nổi phải được sơn bảo vệ. Bề mặt ngoài của bể chứa phải bằng thép lắp đặt ngầm phải có lớp bọc chống ăn mòn có cấp độ không thấp hơn mức tăng cường quy định tại TCVN 4090:1985.
- Về hệ thống cấp thoát nước của cửa hàng xăng dầu:
+ Cửa hàng xăng dầu sẽ phải được cung cấp đủ nước sinh hoạt và nước chữa cháy.
+ Nước thải, nước mưa của cửa hàng xăng dầu phải được thu gom và xử lý đáp ứng đúng yêu cầu của QCVN 29:2010/BTNMT trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung.
+ Công trình rãnh thoát nước mưa trong khu bể chứa xăng dầu nổi được phép làm kiểu hở. Vật liệu của công trình thoát nước sẽ phải sử dụng vật liệu không cháy.
Theo đó, các công trình trong cửa hàng xăng dầu theo quy định về công trình hạ tầng kỹ thuật như sau:
- Kết cấu và vật liệu cho khu bán hàng, mái che cột bơm và các hạng mục xây dựng khác của cửa hàng xăng dầu sẽ phải có bậc chịu lửa I theo quy định tại QCVN 06:2010/BXD.
- Cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với công trình xây dựng khác phải có tường bao bằng vật liệu không cháy. Chiều cao của tường bao phải không nhỏ hơn 2,2 m.
- Cửa hàng xăng dầu có gian bán khí hóa lỏng phải đáp ứng được yêu cầu của TCVN 6223:2011 về phòng cháy chữa cháy.
2.2. Về an toàn điện:
Về phần không có điện:
- Trình tự thực hiện những biện pháp an toàn trước khi thực hiện công việc:
+ Cắt điện và thực hiện những biện pháp ngăn chặn có điện trở lại.
+ Kiểm tra xác định là không còn điện.
+ Thực hiện nối đất (là tiếp địa):
++ Đơn vị quản lý vận hành thực hiện nối đất tạo vùng làm việc an toàn trước khi mà bàn giao hiện trường.
++ Đơn vị công tác thực hiện bổ sung nối đất di động tại nơi làm việc nếu như cần thiết khi thực hiện công việc.
+ Phải đặt rào chắn và treo biển báo an toàn.
+ Các biện pháp an toàn cần thiết khác do đơn vị công tác quyết định.
- Đánh số thiết bị: Những thiết bị, đường dây phải được đặt tên, đánh số chỉ dẫn rõ ràng.
- Về đóng, cắt thiết bị:
+ Cấm sử dụng dao cách ly để đóng, cắt dòng điện phụ tải (trừ dao cách ly phụ tải mà được phép đóng cắt có tải theo quy định của nhà chế tạo).
+ Khi thao tác dao cách ly phải khẳng định chắc chắn đường dây là đã hết tải.
+ Việc đóng, cắt các đường dây, thiết bị điện phải sử dụng các thiết bị đóng cắt phù hợp.
- Kiểm tra vấn đề không còn điện:
+ Khi mà tiến hành công việc đã được cắt điện phải kiểm tra xác định nơi làm việc không còn điện.
+ Trong trường hợp mạch điện đã được cắt điện nằm gần hoặc giao chéo với mạch điện cao áp có điện thì phải kiểm tra điện áp cảm ứng bằng thiết bị kiểm tra điện áp. Khi mà phát hiện điện áp cảm ứng, nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo với những người chỉ huy trực tiếp. Người chỉ huy trực tiếp phải đưa ra những biện pháp an toàn bổ sung, các chỉ dẫn thích hợp để đảm bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác như là nối đất làm việc và không cho phép tiến hành công việc cho đến khi biện pháp an toàn bổ sung được thực hiện.
Làm việc gần phần có điện:
- Khi không có rào chắn tạm thời, khoảng cách an toàn về điện phải khôngnhỏ hơn:
+ Từ 01 đến 15 (kV): 0,70 (m)
+ Trên 15 đến 35 (kV): 1,00 (m)
+ Trên 35 đến 110 (kV): 1,50 (m)
+ 220 (kV): 2,50 (m)
+ 500 (kV): 4,50 (m).
- Yêu cầu về rào chắn tạm thời:
+ Việc đặt rào chắn tạm thời sẽ phải được quyết định trước khi thực hiện công việc.
+ Yêu cầu về rào chắn tạm thời:
++ Phải được làm bằng vật liệu chắc chắn.
++ Không được đổ về ở phía phần có điện.
++ Không cản trở người tham gia thực hiện công việc rời khỏi vị trí làm việc khi mà xảy ra tai nạn, sự cố.
- Chiếu sáng vị trí làm việc: Vị trí làm việc phải duy trì được cường độ chiếu sáng phù hợp theo quy định hiện hành.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
- Thông tư số 01/2021/TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
THAM KHẢO THÊM: