Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cạnh tranh được quy định rõ tại Luật cạnh tranh năm 2018. Theo đó. các cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm: Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.
Mục lục bài viết
1. Cơ quan quản lý cạnh tranh:
1.1. Vị trí của cơ quan quản lý cạnh tranh:
Gắn liền với quá trình hình thành pháp
Cơ quan quản lý cạnh tranh được thiết lập bao gồm hai cơ quan độc lập, đó là: Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh. Cơ quan quản lý cạnh tranh còn có tên gọi khác là Cục quản lý cạnh tranh – là cơ quan trực thuộc Bộ công thương.
Cục quản lý cạnh tranh có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật. Kinh phí hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh do ngân sách nhà nước cấp.
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý cạnh tranh:
Theo
– Kiểm soát quá trình tập trung kinh theo quy định của Luật cạnh tranh;
– Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
– Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
– Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
– Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh được tập trung chủ yếu ở nhiệm vụ điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài ra, cơ quan quản lý cạnh tranh cũng có thẩm quyền xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đây là điểm đặc thù của pháp luật tố tụng cạnh tranh Việt Nam so với pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới.
2. Hội đồng cạnh tranh:
2.1. Vị trí của Hội đồng cạnh tranh:
Hội đồng cạnh tranh là một cơ quan thuộc hệ thống cơ quan hành pháp, có vị trí tương đối độc lập trong mối quan hệ với Bộ công thương. Do Chính phủ thành lập gồm từ 11 đến 15 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ công thương.
Hội đồng cạnh tranh của Việt Nam là một cơ quan chuyên xử lý “xét xử hành chính” đối với các vụ việc hạn chế cạnh tranh. Hay nói cách khác, Hội đồng cạnh tranh là một loại cơ quan tài phán vì mang đầy đủ những yếu tố sau:
– Áp dụng pháp luật để ra phán quyết;
– Thủ tục xử lý mang tính tranh tụng;
– Quyết định của Hội đồng cạnh tranh chỉ bị xét lại bởi
Tuy nhiên, khác với cơ quan xử lý hành chính hiện có trong bộ máy Nhà nước, Hội đồng cạnh tranh tổ chức xử lý theo chế độ tập thể chứ không theo chế độ Thủ tướng. Cụ thể trong số tổng thành viên của Hội đồng cạnh tranh, Chủ tịch hội đồng sẽ lựa chọn ít nhất 5 người để tham gia xử lý một vụ việc cụ thể. Hội đồng xử lý này sẽ quyết định vụ việc theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số.
2.2. Chức năng của Hội đồng cạnh tranh:
Hội đồng cạnh tranh là cơ quan có chức năng xem xét, xử lý đối với các vụ việc hạn chế cạnh tranh. Quyết định của hội đồng cạnh tranh được thể hiện ở giai đoạn cuối của vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh. Hoạt động của hội đồng cạnh tranh được thực hiện trên cơ sở kết quả điều tra của cấc “điều tra viên” về những hành vi hạn chế cạnh tranh. Tuy được xếp vào hệ thống cơ quan hành pháp song hoạt động của hội đồng cạnh tranh lại mang tính chất của cơ quan tài phán do hội đủ những yếu tố thiết như: áp dụng pháp luật để ra pháp quyết, thủ tục xử lý mang tính chất tranh tụng, quyết định của hội đồng cạnh tranh chỉ bị xét lại bởi hệ thống
Là cơ quan hành pháp nhưng hoạt động của hội đồng cạnh tranh lại được sử lý theo chế độ tập thể chứ không theo chế độ thủ trưởng như các cơ quan hành pháp khác. Theo pháp luật hiện hành, Chủ tịch hội đồng cạnh tranh sẽ chọn ít nhất 5 thành viên (trong số thành viên hội đồng cạnh tranh) tham gia Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh sẽ quyết định vụ việc theo nguyên tắc đa số.
2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng cạnh tranh:
Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh. Hội đồng cạnh tranh là cơ quan có vị trí tương độc lập tương đối trong mối quan hệ với Bộ Công thương. Điều này thể hiện qua cơ chế giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh quy định tại Mục 7 Chương V Luật cạnh tranh.
Hội đồng cạnh tranh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Tổ chức xử lý các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
– Thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để giải quyết một vụ việc cạnh tranh cụ thể;
– Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
– Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn hành chính sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
– Giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hội đồng cạnh tranh là một tổ chức mang tính tập thể, theo đúng nghĩa Hội đồng. Những công việc nghiệp vụ của Hội đồng được thực hiện cụ thể tại các Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh do do Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập cho từng vụ việc. Những hoạt động chính thức của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh được tiến hành tại các phiên điều trần, với sự tham gia của những người tham gia tố tụng. Cách thức tổ chức và hoạt động của Hội đồng cạnh tranh như vậy có thể so sánh với tổ chức và hoạt động của tòa chuyên trách tại cơ quan Tòa án.
Tuy nhiên, đối tượng xem xét, quyết định của Hội đồng cạnh tranh chỉ là những hành vi hạn chế cạnh tranh và trên thực tế, chỉ là công việc cuối cùng của một vụ việc liên quan đến hạn chế cạnh tranh. Bởi lẽ, Hội đồng cạnh tranh chỉ hoạt động trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá và xem xét của điều tra viên về những hành vi hạn chế cạnh tranh do Cơ quan quản lý cạnh tranh gửi đến.
2.4. Cơ cấu của hội đồng cạnh tranh:
Hội đồng cạnh tranh gồm từ 11 đến 15 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ công thương. Nhiệm kỳ các thành viên Hội đồng cạnh tranh là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Hội đồng canh tranh chịu trách nhiệm xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng, trình Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt.
Hoạt động của thành viên Hội đồng cạnh tranh mang tính tài phán, liên quan đến lĩnh vực còn mới mẻ và phức tạp; bởi vậy, pháp luật luôn đặt ra tiêu chuẩn của thành viên hội đồng cạnh tranh cao hơn tiêu chuẩn đối điều tra viên về thời gian cồn tác thực tế trong lĩnh vực luật hoặc kinh tế, tài chính. Theo Luật cạnh tranh, thành việc Hội đồng cạnh tranh phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực khách quan, có tinh thần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa;
- Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính;
- Có thời gian công tác thực tế ít nhất là 9 năm thuộc một trong các lĩnh vực luật, kinh tế, tài chính;
- Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thành viên Hội đồng cạnh tranh là đại diện của các bộ: Bộ Thương mại, Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư,… Đứng đầu Hội đồng cạnh tranh là Chủ tịch, giúp việc cho Chủ tịch có Phó Chủ tịch. Hội đồng cạnh tranh có bộ máy giúp việc là Ban thư kí, bao gồm Trưởng ban và không quá 03 Phó trưởng ban cùng một số cán bộ, chuyên viên.