Cơ quan quyền lực Nhà nước được hiểu cơ bản là một cơ quan được lập ra để thay mặt nhân dân để thực hiện quyền lực nhà nước. Cơ quan quyền lực Nhà nước có những vai trò và ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.
Mục lục bài viết
1. Cơ quan quyền lực nhà nước là gì?
Theo Điều 2
“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2.Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
3.Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”
Bên cạnh đó thì tại Điều 6
“Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.”
Không những thế thì tại Khoản 1 Điều 7 Hiến pháp 2013 cũng đã đưa ra quy định cụ thể như sau:
“Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.”
Như vậy, thông qua các căn cứ pháp luật được nêu cụ thể bên trên, chúng ta có thể hiểu, Cơ quan quyền lực nhà nước chính là Cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra nhằm mục đích để cơ quan này sẽ có thể thay mặt nhân dân cả nước thực hiện quyền lực nhà nước. Các cơ quan quyền lực nhà nước cũng chính là đại biểu cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước được cấu thành từ những chủ thể là những người đại biểu ưu tú và những người này là đại diện cho những người công nhân, nông dân, trí thức, các dân tộc, tôn giáo cũng như là các thành phần xã hội khác trong cả nước ta hay ở từng địa phương nhất định.
2. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất:
Theo Hiến pháp nước Việt Nam, ta thấy rằng, Quốc hội chính là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, bởi vì theo quy định được ban hành tại Hiến pháp, ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, tất cả quyền lực đất nước đều thuộc về Nhân dân, Nhân dân chính là chủ thể của quyền lực nhà nước. Mà, theo quy định của pháp luật nước ta thì Quốc hội chính là do Nhân dân bầu ra, Quốc hội là cơ quan nhà nước cao nhất và có nghĩa vụ thực hiện quyền lực của Nhân dân.
Ta nhận thấy, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân và điều đó đã được thể hiện ở các mặt sau đây:
– Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân được thể hiện ở việc Quốc hội là cơ quan nhà nước do các chủ thể là những cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
– Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân được thể hiện ở việc Quốc hội nước ta bao gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp Nhân dân. Quốc hội cũng chính là sự thể hiện rõ nhất khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đại diện cho trí tuệ của Nhân dân cả nước.
– Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân được thể hiện ở việc Quốc hội có nhiệm vụ chính đó là phục vụ cho lợi ích chung của Nhân dân và dân tộc, nói lên tiếng nói của Nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân cả nước.
Hiến pháp được ban hành và nó được giao cho Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với các hoạt động của Nhà nước.
3. Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước:
Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đều là các cơ quan đại diện của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Trong đó:
– Như đã nói cụ thể bên trên, Ưuốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo
+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội được biết đến là cơ quan thường trực của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Quốc hội bầu ra, và sẽ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Về cơ cấu tổ chức, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bao gồm các chủ thể sau đây: Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc Hội và các ủy viên, được lập ra tại kỳ họp thứ nhất mỗi khóa Quốc hội.
+ Hội đồng dân tộc:
Hội đồng dân tộc được hiểu là cơ quan của Quốc hội, Hội đồng dân tộc chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì Hội đồng dân tộc báo cáo công tác trước Ủy ban Thường vụ Quốc. Về cơ cấu tổ chức, Hội đồng dân tộc bao gồm các chủ thể sau đây: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên (Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và Ủy viên khác). Chủ tịch Hội đồng dân tộc theo quy định sẽ do Quốc hội bầu theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng dân tộc do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng dân tộc.
+ Các Ủy ban của Quốc hội:
Các Ủy ban của Quốc hội theo quy định của pháp luật nước ta thì sẽ được thành lập theo các lĩnh vực hoạt động của Quốc hội nhằm mục đích chính đó là để giúp Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn căn cứ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo quy định của
Bên cạnh các Ủy ban thường trực, Quốc hội nước Việt Nam cũng có thể thành lập các ủy ban lâm thời để nhằm mục đích thực hiện việc thẩm tra đối với các dự án luật, dự án nghị quyết hoặc báo cáo, dự án khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội hoặc có nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách của Hội đồng dân tộc và nhiều Ủy ban của Quốc hội; hoặc để nhằm mục đích thực hiện việc điều tra làm rõ về một vấn đề cụ thể khi mà Quốc hội nước Việt Nam xét thấy cần thiết. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định thành lập Ủy ban lâm thời theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội.
– Hội đồng nhân dân:
Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật được hiểu là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; Hội đồng nhân dân các cấp sẽ đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, Hội đồng nhân dân do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn quyết định các vấn đề của địa phương do pháp luật quy định cụ thể cũng như thực hiện giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
– Thường trực Hội đồng nhân dân:
Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân sẽ thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; Thường trực Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân đã được quy định cụ thể tại Điều 104 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
– Các ban của Hội đồng nhân dân:
Các ban của Hội đồng nhân dân được hiểu là cơ quan của Hội đồng nhân dân, Các ban của Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ thẩm tra đối với những dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, bên cạnh đó thì sẽ thực hiện việc giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; Các ban của Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật sẽ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Hiến pháp 2013.