Hiện nay, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước được toàn diện hơn, nâng cao hơn. Hệ thống cơ quan quản lý đã được điều chỉnh, giảm bớt sự cồng kềnh giảm thiểu sự quan liêu để tiến tới sự một xã hội công bằng văn minh và phát triển. Vậy, cơ quan quản lý nhà nước là gì và hệ thống của cơ quan quản lý nhà nước như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cơ quan quản lý nhà nước là gì?
Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan nhà nước hoạt động có tính chuyên nghiệp, có chức năng điều hành xã hội trên cơ sở chấp hành và thi hành Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên…
Cơ quan quản lý nước ta gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã.
Cơ quan quản lý nhà nước tiếng Anh có nghĩa là: State management agency.
2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước:
Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước bao gồm Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các chính quyền địa phương. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các Cơ quan trực thuộc chính phủ hiện nay bao gồm 8 cơ quan sau:
– Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
– Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
– Thông tấn xã Việt Nam.
– Đài tiếng nói Việt Nam.
– Đài truyền hình Việt Nam.
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
– Học viện Chính trị – hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
– Ban quản lý lăng chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trực thuộc Chính phủ:
– Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam(tên giao dịch quốc tế: Vietnam Academy of Social Sciences, VASS) là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại học về khoa học xã hội; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của cả nước.
– Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam là một viện nghiên cứu đa ngành đa lĩnh vực, cơ quan trực thuộc Chính phủ Việt Nam và do Chính phủ này thành lập, có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học tự nhiên và phát triển các công nghệ theo định hướng của Chính phủ.
– Thông tấn xã Việt Nam là hãng thông tấn Quốc gia, trực thuộc Chính phủ Việt Nam và là cơ quan thông tin chính thức của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. TTXVN liên tục cung cấp những thông tin đề cập đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học và công nghệ của Việt Nam và thế giới. Mục đích của TTXVN là phản ánh quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam về những vấn đề thời sự lớn trong nước, khu vực và trên thế giới.
– Đài tiếng nói Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh là Radio The Voice of Vietnam – viết tắt là VOV) là đài phát thanh quốc gia trực thuộc Chính phủ Việt Nam, với chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh, phát thanh trên Internet, phát thanh có hình và báo viết.
– Đài Truyền hình Việt Nam là đài truyền hình quốc gia của Việt Nam, được độc quyền phát
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội) và quản lý Quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
– Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam; là đơn vị tài chính cấp I; là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, trung, cao cấp, công chức hành chính, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp nhà nước, cán bộ khoa học chính trị và hành chính của Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Ban quản lý lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam có chức năng chỉ đạo, phối hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc giữ gìn nguyên vẹn, lâu dài và bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư lệnh Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh kiêm chức vụ Trưởng Ban quản lý Lăng.
Hệ thống các cơ quan quản lý được đề cao, tăng cường kiểm tra giám sát đối với từng bộ phận, hiểu được đường lối chỉ đạo hợp lý của Nhà nước và vai trò tích cực của các cơ quan quản lý Nhà nước. Chính vì vậy, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hay còn gọi là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ngày càng được nâng cao và hoàn chỉnh hơn. Mặt khác, hệ thống cơ quan quản lý được đề cao và tăng cường kiểm tra giám sát đối với từng bộ phận, từng lĩnh vực xã hội phát triển không thể thiếu được đường lối chỉ đạo hợp lý của Nhà nước và vai trò tích cực của các cơ quan trong Bộ máy Nhà nước và những điều đó được thể hiện rõ trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước.
4. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước:
* Chính phủ
Đây là cơ quan có chức năng hành pháp và là cơ quan đứng đầu trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Chính phủ có nhiệm vụ quản lý mọi mặt của đời sống trong phạm vi cả nước và thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại. Căn cứ theo điều 94
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. “ Từ khẳng định này cho thấy Chính phủ với tư cách là cơ quan chấp hành của quốc hội nên chính phủ có quyền lập quy. Có thể nói đây là một trong những vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Quyền hạn của Chính phủ còn được thể hiện rõ qua việc ban hành các nghị định có tính bắt buộc trên phạm vi cả nước để thực hiện các quy định tại Hiến pháp, Luật, Nghị quyết cũng như pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội.
Qua đây ta nhận thấy Chính phủ có vai trò đưa pháp luật vào đời sống, tổ chức thực hiện pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân. Tuy là một đạo luật chung, nhưng Hiến pháp cũng đóng vai trò là các quy tắc xử sự chung và để cho nó có thể hoạt động, áp dụng hiệu quả trong thực tế thì cần được cụ thể hóa bằng các văn bản dưới luật. Tất cả chúng ta đều sinh sống và làm việc theo pháp luật nên Chính phủ chính là cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhiệm vụ duy trì và phát huy sự tồn tại cao nhất của pháp luật.
Bên cạnh đó, Chính phủ có vai trò trong việc kiểm tra, thanh tra nhằm đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, giúp đảm bảo hoạt động quản lý hành chính nhà nước được đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng pháp luật tránh những hành động tiêu cực xảy ra.
* Bộ và cơ quan ngang Bộ
Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước. Hiện nay, nước ta có 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ và chức năng cụ thể sẽ được quy định cụ thể tại Luật tổ chức chính phủ hiện hành. Và trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước thì Bộ và cơ quan ngang Bộ có những vai trò cụ thể như sau:
Thứ nhất là ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện các văn bản đối với tất cả các ngành, địa phương và cơ sở; chỉ đạo, phối hợp với ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ, công tác thuộc ngành, lĩnh vực mà mình quản lý; và có trách nhiệm để chuẩn bị các đề án trình Chính phủ và Thủ tướng; Phối hợp ban hành thông tư liên tịch chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các vấn đề thuộc chức năng quản lý nhà nước.
Việc quy định chi tiết như vậy, ta nhận thấy, nếu chính phủ thực hiện các chức năng của mình một cách tổng thể, bao quát và chung chung thì Bộ và cơ quan ngang Bộ thì sẽ chịu trách nhiệm trong từng lĩnh vực trong phạm vi của mình vì đây là cơ quan nắm rõ nhất, cụ thể nhất và sâu sát nhất.
Thứ hai là hướng dẫn kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, công tác thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách; đình chỉ thi hành các văn bản có nội dung trái với pháp luật với các văn bản thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý do các bộ hoặc địa phương ban hành.
Các hoạt động vừa nêu trên nhằm giúp Bộ và cơ quan ngang Bộ phát huy tối đa chức năng của mình, cụ thể là: kiểm tra, giám sát. Bởi lẽ, Bộ và cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm quản lý ngành, lĩnh vực của mình qua việc ban hành các văn bản pháp luật và để đảm bảo cho chúng được thực hiện hiệu quả nhất thì Bộ và cơ quan ngang Bộ cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện sai sót để sửa chữa, khắc phục ngay lập tức.
* Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Hiến pháp năm 2013;