Việt Nam là nước có địa thế đa dạng, đây được xem là điều kiện thuận lợi để đối tượng truy nã lợi dụng hoạt động cũng như dễ dàng lẩn trốn. Vậy thì khi người dân phát hiện và bắt giữ đối tượng này, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận người bị bắt truy nã?
Mục lục bài viết
1. Quy định về biện pháp bắt người đang bị truy nã:
Nhằm hoàn thiện lý luận về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã, thì cần có một khái niệm hoàn chỉnh, thể hiện tập trung, đầy đủ nhất những yếu tố cấu thành, đặc trưng và tính chất của biện pháp ngăn chặn này. Bắt người đang bị truy nã là một trường hợp của biện pháp ngăn chặn bắt trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam do cơ quan điều tra áp dụng bằng toàn bộ các biện pháp pháp luật và nghiệp vụ nhằm phát hiện, bắt giữ bị can, bị cáo, người bị kết án phạt tù hoặc tử hình, phạm nhân khi những người này bỏ trốn hoặc không họ biết đang ở đâu nhằm phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Biện pháp này mang một số đặc điểm sau:
– Được tiến hành công khai, thông báo cho mọi công dân biết nhưng trong tổ chức công tác truy nã phải sử dụng các hoạt động nghiệp vụ bí mật;
– Chỉ tiến hành sau khi đã xác định hành vi phạm tội và những yếu tố cơ bản về đặc điểm, nhân thân đối tượng;
– Là công việc nguy hiểm, phức tạp đòi hỏi tính tổ chức kỷ luật cao;
– Khi phát hiện chính xác đối tượng có quyết định, lệnh truy nã mọi công dân đều có quyền bắt giữ.
2. Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận người bị bắt truy nã?
Hiện nay nhiều người đặt ra câu hỏi: Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền tiếp nhận người bị truy nã? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cụ thể là căn cứ theo Điều 112 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có quy định cụ thể về việc bắt người đang bị truy nã, vấn đề này được pháp luật ghi nhận như sau:
– Đối với người đang bị truy nã theo quy định của pháp luật thì bất cứ người nào cũng sẽ quyền bắt, tức là ai phát hiện ra các đối tượng đang bị truy nã thì đều có quyền bắt theo quy định của pháp luật và giải ngay những người đang bị truy nã này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận người đang bị truy nã trong trường hợp này được ghi nhận là Công an, Viện kiểm sát hoặc Toà án nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này sẽ phải có trách nhiệm thiết lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành xem xét và xử lý;
– Ngoài ra, khi bắt người đang bị truy nã theo quy định của pháp luật thì người nào cũng có quyền tước vũ khí vào không khí của người bị bắt để đảm bảo an toàn tính mạng cho những người xung quanh cũng như tránh trường hợp người bị truy nã sử dụng hung khí để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, chống đối lại các chủ thể đang thi hành chức năng và nhiệm vụ;
– Trường hợp các chủ thể có thẩm quyền đó là Công an, xã phường, thị trấn, Đồn công an phát hiện bắt giữ và tiếp nhận người đang bị truy nã, Khi đó thì công an sẽ phải tiến hành thu giữ và tạm giữ vũ khí cũng như không khí của các đối tượng đang bị truy nã, tiến hành quản tài liệu và đồ vật khác có liên quan, công an cũng cần phải lập các biên bản bắt giữ người và lấy lời khai ban đầu đối với người bị truy nã, sau đó thì sẽ tiến hành hoạt động giải ngay người bị truy nã hoặc báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền đó là Cơ quan điều tra để tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.
Như vậy thì có thể thấy, theo như phân tích ở trên, cụ thể là căn cứ vào khoản một Điều 112 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, ai cũng có quyền bắt giữ người bị truy nã và giải ngay đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận người bị truy nã đó là cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất, theo như đã phân tích ở trên.
3. Cơ quan có thẩm quyền cần làm gì ngay sau khi bắt người bị truy nã?
Sau khi xác định được các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận người bị truy nã như đã phân tích ở trên, thì cơ quan nhà nước này sẽ cần phải làm gì sau khi bắt người bị truy nã? Căn cứ theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, quy định cụ thể về vấn đề này như sau:
Thứ nhất, sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, hoặc sau khi bắt người hoặc nhận người bị giữ, và nhận người bị bắt, thì cơ quan có thẩm quyền đó là Cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động liên quan theo quy định của pháp luật sẽ phải tiến hành hoạt động lấy lời khai ngay lập tức, và trong thời hạn luật định đó là 12 giờ thì sẽ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.
Thứ hai, các chủ thể có thẩm quyền sau khi tiến hành hoạt động lấy lời khai của người bị bắt theo quyết định truy nã phù hợp với quy định của pháp luật, thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt sẽ phải tiến hành hoạt động thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã. Sau khi nhận người bị bắt thì cơ quan đã ra quyết định truy nã sẽ phải ra ngay quyết định đình nã phù hợp với quy định. Đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ra quyết định truy nã không thể đến ngay để nhận người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt sẽ phải ra quyết định tạm giữ và thông báo cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết, nếu đã hết thời gian tạm giữ và cơ quan đã ra quyết định truy nã vẫn chưa đến để nhận người thì khi đó Cơ quan điều tra sẽ phải gia hạn quyết định tạm giữ và kèm theo các giấy tờ cùng tài liệu khác có liên quan chuyển lên Viện kiểm sát cùng cấp để tiến hành phê duyệt. Còn đối với trường hợp, cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến ngay lập tức hiện trường để nhận người thì cơ quan này sẽ có thẩm quyền ra lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam cho viện kiểm sát để tiến hành phê chuẩn, sau khi được viện kiểm sát phê chuẩn thì tiếp tục gửi đến cơ quan điều tra đã nhận người bị bắt, theo đó thì cơ quan điều tra đã nhận người bị bắt phải giải ngay người đó đến trại giam nơi gần nhất.
Thứ ba, trường hợp người bị bắt có nhiều quyết định truy nã thì khi đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cơ quan điều tra nhận người bị bắt ép phải chuyển giao người bị bắt đó đến cơ quan đã ra quyết định truy nã nơi gần nhất.
4. Thông báo về việc giữ người trong trường hợp bắt người bị truy nã được quy định thế nào?
Theo Điều 116 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì, việc thông báo về việc giữ người trong trường hợp bắt người bị truy nã được thực hiện theo quy định sau:
– Sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết.
– Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt, thì chủ thể có thẩm quyền đó là Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết; trường hợp người bị giữ, người bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt. Ngoài ra thì, quá trình bắt người đang bị truy nã cần lưu ý những nguyên tắc sau:
– Nguyên tắc truy nã đúng người, thông báo đúng hành vi phạm tội của người lẩn trốn;
– Nguyên tắc khi bắt người đang bị truy nã phải được tiến hành một cách thận trọng, chính xác, linh hoạt và an toàn, nếu phát hiện sai phải sửa ngay;
– Nguyên tắc quyết định truy nã phải được chấp hành nghiêm chỉnh;
– Nguyên tắc khi bắt được đối tượng hoặc đối tượng đã chết, đối tượng đã đầu thú, đối tượng đã được thanh loại, cơ quan đó phải ra quyết định đình nã và gửi tới những nơi đã gửi quyết định truy nã;
– Nguyên tắc nghiêm cấm dùng quyết định truy nã thay lệnh bắt người trong những trường hợp khác;
– Nguyên tắc sử dụng tổng hợp sức mạnh các lực lượng, các tổ chức, các ngành và công dân trong công tác truy nã tội phạm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Tố tụng hình sự năm 2015.